Danh sách các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đều là chi nhánh trực thuộc những tập đoàn lớn gồm: Acecook, DDK, Asia Shouwa, Tsuchiya TSCO, MGA, GS và Inoue.
Danh sách các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đều là chi nhánh trực thuộc những tập đoàn lớn gồm: Acecook, DDK, Asia Shouwa, Tsuchiya TSCO, MGA, GS và Inoue.
Tiếp tục là một doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% từ Nhật Bản tại nước ta phải kể đến đó là GS Việt Nam. Được thành lập năm 1997 nhưng phải hai năm sau đó, đơn vị mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm ắc quy ô tô, xe máy.
Được biết đến là công ty liên doanh giữa GS - Yuasa Nhật Bản, thế nên hiển nhiên GS Việt Nam được thừa hưởng công nghệ hiện đại của GS Yuasa Nhật Bản. Đây là nhà sản xuất danh tiếng thế giới và là nơi chuyên cung cấp ắc quy cho các hãng ô tô, xe máy nổi tiếng như Toyota, Honda,.... Do đó, tất cả sản phẩm do GS Việt Nam tung ra thị trường đều đảm bảo chất lượng hàng đầu.
Trong số các công ty Nhật Bản tại Việt Nam nếu không nhắc đến Asia Shouwa Việt Nam quả là thiếu sót lớn. Được biết đến là một công ty con của Shouwa Jyushi Nhật Bản, ASV là địa chỉ chuyên thiết kế, sản xuất và gia công các loại khuôn bằng nhựa được đông đảo người dùng đánh giá cao.
Công ty TNHH Asia Shouwa Việt Nam công ty con của Shouwa Jyushi Nhật Bản
Với dây chuyền sản xuất tiên tiến cùng tiêu chí sản xuất nghiêm ngặt, ASV đã tạo nên những sản phẩm chất lượng Nhật Bản nhưng giá thành rất Việt Nam. Đó là lý do vì sao các mặt hàng thuộc thương hiệu này luôn được người tiêu dùng đón nhận và lựa chọn.
Đứng ở vị trí thứ 4 trong số các doanh nghiệp thuộc xứ sở hoa anh đào tại nước ta đó chính là Tsuchiya TSCO Việt Nam. Mục đích ban đầu của Tập đoàn Tsuchiya Nhật Bản khi thành lập chi nhánh này đó là sản xuất các sản phẩm ron dệt mềm. Thế nhưng tới hiện tại, TSCO đã mở rộng sản xuất thêm một số thiết bị gia dụng và còn tham gia vào lĩnh vực in ấn.
Nhờ tiếp thu kỹ thuật sản xuất tiên tiến của Nhật Bản, TSCO luôn tạo ra những sản phẩm chất lượng bậc nhất đi kèm mẫu mã đa dạng. Nhờ vậy, vị thế thương hiệu ngày càng được khẳng định và nâng cao, tạo cơ hội mở rộng, đa dạng thị trường tại Việt Nam và quốc tế.
Nếu bạn đang tìm kiếm các công ty Nhật Bản tại Việt Nam thì nhất định không được bỏ qua cái tên MGA. Công ty này được tập đoàn lớn là MGA Forklift Inc và Izu Japan Machinery xây dựng với mục đích sản xuất những máy phát điện, máy nâng công nghiệp, máy nén,…
MGA Việt Nam do MGA Forklift Inc và Izu Japan Machinery xây dựng nên
Nhìn chung từ khi thành lập tới nay, doanh nghiệp phát triển khá ổn định và chất lượng hàng hóa luôn được đảm bảo ở mức tốt nhất. Đặc biệt, có một số sản phẩm đã trở nên phổ biến và chiếm vị trí quan trọng tại thị trường Việt Nam.
Inoue Việt Nam chính là thành viên cuối cùng nằm trong danh sách các công ty Nhật Bản tại nước ta. Lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp này là chuyên sản xuất các dòng sản phẩm như săm, lốp xe đạp, xe máy cùng một số cao su kỹ thuật,…
Được chuyển giao công nghệ tối tân từ tập đoàn mẹ, lại có sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật nên các sản phẩm của Inoue Việt luôn đạt độ bền cao kèm mẫu mã đẹp. Hiện doanh nghiệp đang là đối tác kiêm nhà cung cấp săm lốp cho một số hãng xe lớn trên thế giới như: Honda, Yamaha,...
Do khuôn khổ bài viết có hạn nên danh sách các công ty Nhật Bản tại Việt Nam chúng tôi xin phép dừng tại đây. Có thể chưa phải là lớn nhất nhưng sự đóng góp của những doanh nghiệp đến từ đất nước hoa anh đào đối với nước ta là không hề nhỏ. Họ đã góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế thị trường và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người Việt.
Mình muốn tìm lại tên 1 bộ phim Nhật Bản , phát trên vtv3 từ năm 200x. Nội dung: kể về cô giáo tên Sakura, 1 giáo viên trẻ , nhiệt huyết , xin dạy ở 1 trường học nam sinh . Trong phim cũng xuất hiện 1 ông thầy giáo lầy lội. Phim hay nhắc đến từ Sakura nghĩa là hoa anh đào. Mình cảm ơn!
Các ngày lễ ở Nhật Bản được thiết lập dựa theo Luật ngày lễ (国民の祝日に関する法律 Kokumin no Shukujitsu ni Kansuru Hōritsu) năm 1948 (đã tu chỉnh). Một điều luật trong luật này quy định nếu một ngày lễ rơi vào ngày Chủ nhật thì ngày làm việc kế tiếp sẽ là ngày lễ, gọi là (振替休日 furikae kyūjitsu, nghĩa là “ngày nghỉ chuyển giao”). Ngoài ra, nếu một ngày nào đó [trừ ngày Chủ nhật và các ngày lễ] xen vào giữa hai ngày lễ thì ngày đó cũng trở thành ngày nghỉ lễ, gọi là (国民の休日 kokumin no kyūjitsu, nghĩa là “ngày lễ của công dân”). Ví dụ, do ngày 4 tháng 5 nằm giữa Ngày kỷ niệm Hiến pháp (3 tháng 5) và Ngày thiếu nhi (5 tháng 5) nên ngày này cũng trở thành ngày nghỉ lễ; việc này kéo dài cho đến mãi khi ngày 4 tháng 5 được quy định là Ngày cây xanh từ năm 2007.
Trước khi Nhật Bản chấp nhận sử dụng lịch Gregory vào năm 1873 thì những ngày lễ của nước này được tính dựa theo âm dương lịch Trung Quốc. Chẳng hạn, Ngày đầu năm mới khi đó được tổ chức vào đầu mùa xuân, tương tự như ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Nhật Bản có tất cả 15 ngày lễ quốc gia được Chính phủ công nhận.
Ngày 1 tháng 1: Ngày đầu năm mới (元日 Ganjitsu). Từ cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản chuyển sang đón năm mới theo dương lịch, tương tự các quốc gia phương Tây.
Thứ hai tuần thứ hai của tháng 1: Ngày lễ thành nhân (成人の日 Seijin no Hi). Lễ này dành cho các thanh niên 20 tuổi.
Ngày 11 tháng 2: Ngày quốc khánh (建国記念の日 Kenkoku Kinen no Hi). Cũng vào ngày này năm 660 trước Công nguyên, Thiên hoàng đầu tiên của Nhật đã đăng quang.
Ngày 21 hoặc 20 tháng 3: Ngày xuân phân (春分の日 Shunbun no Hi). Đây là ngày lễ ngợi ca thiên nhiên.
Ngày 29 tháng 4: Ngày Chiêu Hòa (昭和の日 Shōwa no Hi). Ngày này kỷ niệm ngày sinh của Hirohito – cố Thiên hoàng Chiêu Hòa.
Ngày 3 tháng 5: Ngày kỷ niệm Hiến pháp (憲法記念日 Kenpō Kinenbi). Ngày này có từ 1947 để kỷ niệm việc một thể chế mới được thiết lập và có hiệu lực tại Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai.
Ngày 4 tháng 5: Ngày cây xanh (みどりの日 Midori no Hi)
Ngày 5 tháng 5: Ngày thiếu nhi (こどもの日 Kodomo no Hi). Đây là ngày lễ cầu sức khỏe và hạnh phúc cho trẻ em.
Ngày thứ Hai tuần thứ ba của tháng 7: Ngày của biển (海の日 Umi no Hi). Đây là ngày lễ tạ ơn những gì biển đang ban cho con người, có gốc gác lịch sử từ sự kiện Thiên hoàng Minh Trị từ Hokkaido trở về an toàn bằng thuyền vào năm 1876.
Ngày 11/8: Ngày của núi 「山の日」(Yama no Hi). Ngày này được thực hiện từ năm 2016, tăng thêm một ngày nghỉ quốc dân, thể hiện ý nguyện tạo thêm cơ hội gần gũi với thiên nhiên.
Ngày thứ Hai tuần thứ ba của tháng 9: Ngày kính lão (敬老の日 Keirō no Hi). Đây là ngày thể hiện sự tôn kính với người cao tuổi, có từ năm 1966.
Khoảng ngày 23 tháng 9: Ngày thu phân (秋分の日 Shūbun no Hi)
Ngày thứ Hai tuần thứ hai của tháng 10: Ngày thể dục thể thao (体育の日 Taiiku no Hi). Ngày này có từ năm 1966 để ghi nhớ sự kiện Thế vận hội Mùa hè 1964 tại thủ đô Tokyo.
Ngày 3 tháng 11: Ngày văn hóa (文化の日 Bunka no Hi). Đây là ngày lễ khuyến khích sự hưng thịnh và sự phát triển của nền văn hóa truyền thống cùng tình yêu tự do và hòa bình.
Ngày 23 tháng 11: Ngày tạ ơn người lao động (勤労感謝の日 Kinrō Kansha no Hi). Ngày lễ này nhằm đề cao giá trị của lao động và cảm tạ một vụ mùa bội thu.
Ngày 23 tháng 12: Sinh nhật của Thiên hoàng (天皇誕生日 Tennō Tanjōbi)