XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ LINH ĐAN
XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ LINH ĐAN
Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) thông báo cấm hóa chất TCE và PCE trong keo dán, chất giặt khô hoặc chất tẩy vết bẩn do gây ung thư - Ảnh minh họa: REUTERS
Ngày 9-12, Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) thông báo cấm 2 loại hóa chất được tìm thấy trong các sản phẩm hằng ngày có thể gây ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác. Đó là trichloroethylene (TCE) và perchloroethylene (PCE).
Thông báo về quy định mới, trợ lý quản trị viên Văn phòng An toàn hóa chất và phòng ngừa ô nhiễm thuộc EPA, ông Michal Freedhoff khẳng định: "Không thể tiếp tục cho phép sử dụng các hóa chất gây ung thư trong những sản phẩm như keo dán, chất giặt khô hoặc chất tẩy vết bẩn trong khi có những giải pháp thay thế an toàn hơn".
Ông Freedhoff cho biết các quy định này dựa trên nền tảng khoa học tốt nhất hiện có, chứng minh được tác động có hại của PCE và TCE.
Theo EPA, hóa chất PCE và TCE đều là dung môi clo không cháy, là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. PCE có thể phân hủy sinh học thành TCE và PCE có thể chứa một lượng nhỏ TCE dưới dạng tạp chất hoặc chất gây ô nhiễm.
TCE là một loại hóa chất cực độc, gây ung thư gan, ung thư thận và u lympho. TCE cũng gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, gan, thận, hệ miễn dịch, cơ quan sinh sản và dị tật tim ở thai nhi.
Trong khi đó PCE gây ung thư gan, thận, não và tinh hoàn, cũng như gây tổn thương thận, gan, hệ miễn dịch, hệ thần kinh và cơ quan sinh sản.
Nguyên tắc an toàn khi làm việc với hóa chất
Hóa chất trong các ngành công nghiệp khác nhau đều có độc hại khác nhau. Trong ngành xi mạ có nhiều loại hóa chất cực độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Làm việc với những hóa chất này có những rủi ro lớn về an toàn cần được chú ý để tránh những việc đáng tiếc có thể xảy ra. Vì vậy, người lao động cần nắm vững những nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc với hóa chất, đặc biệt là những hóa chất dễ cháy nổ độc hại nằm trong danh mục của nhà nước.
Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản nhưng rất quan trọng dành cho khi làm việc với hóa chất:
►Luôn luôn mặc đồ bảo hộ và kiểm tra chúng cẩn thận để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng. Thay bỏ những bộ đồ bảo hộ đã bị hỏng, rách vì chúng sẽ không đáp ứng được khả năng bảo vệ.
►Tuân theo tất cả các thủ tục đã ban hành và thực hiện nhiệm vụ công việc như đã được đào tạo.
►Tìm hiểu về các thủ tục và thiết bị khẩn cấp. Sự hiểu biết các thủ tục khẩn cấp có nghĩa là biết cách sơ tán, biết cách báo cáo khẩn cấp và cách để đối phó với hỏa hoạn và sự cố rò rỉ, cũng như biết cách sơ cấp cứu khi đồng nghiệp bị thương trong các sự cố.
►Hãy thận trọng và lên kế hoạch trước. Hãy suy nghĩ về những tình huống xấu có thể xảy ra và chú ý tới những gì đang làm trong quá trình làm việc.
►Lưu trữ tất cả nguyên vật liệu một cách thích hợp, tách riêng những vật liệu dễ kết hợp với nhau gây phản ứng độc hại. Nên tách khu vực Acid với khu vực kiềm đặc biệt các loại hóa chất có gốc Cyanide cần phải tách riêng biệt. Cyanide là hóa chất cực độc có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người với lượng rất nhỏ.
►Đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn của vật liệu (MSDS) trước khi sử dụng bất cứ vật liệu nào để chắc chắn rằng bạn hiểu biết về các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa.
►Đảm bảo mọi thùng chứa đã được dán nhãn và hóa chất được chứa trong thùng thích hợp. Đừng sử dụng bất kỳ hóa chất không được chứa đựng hay dán nhãn thích hợp. Báo cáo ngay với người quản lý về các thùng chứa bị hỏng hay nhãn trên thùng không đọc được.
►Giữ gìn cơ thể và nơi làm việc sạch sẽ. Sau khi tiếp xúc với bất kỳ hóa chất nào, hãy rửa với xà phòng và nước. Nên rữa sạch vòi nước, những vị trí tay đã tiếp xúc trước khi rữa tay. Lau chùi bề mặt nơi làm việc ít nhất một lần trong ca làm việc để nguy cơ ô nhiễm được giảm thiểu.
►Chỉ sử dụng vật liệu, dụng cụ đúng mục đích của nó. Ví dụ sử dụng dung môi để rửa tay hay xăng để lau chùi thiết bị. Không được dùng chung vật liệu cho nhiều loại hóa chất khác nhau.
►Không được ăn uống, hút thuốc khi đang làm việc với hóa chất và nếu tay của bạn bị dính hóa chất không nên sử dụng mỹ phẩm hay sờ kính áp tròng.