Vay tín chấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp doanh nghiệp bổ sung vốn kinh doanh và mua sắm tài sản cố định mà không cần tài sản đảm bảo.
Vay tín chấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp doanh nghiệp bổ sung vốn kinh doanh và mua sắm tài sản cố định mà không cần tài sản đảm bảo.
Cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn!
Trong tất cả các hình thức cho vay doanh nghiệp, vay theo kiểu thế chấp tài sản được xem là khoản đảm bảo chắc chắn nhất để đảm bảo ngân hàng có khả năng thu hồi vốn trong tương lai. Các tài sản được sử dụng làm đảm bảo cho các khoản vay ít gặp tranh chấp và thường là bất động sản, thiết bị, máy móc, nhà xưởng,...
Tuy nhiên, trong trường hợp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến không đủ điều kiện hoặc không sở hữu tài sản cố định có giá trị lớn để thế chấp. Trong tình huống này, hình thức cho thuê tài chính trở thành lựa chọn hàng đầu để đảm bảo nguồn vốn.
Trên đây là các hình thức cho vay doanh nghiệp phổ biến cũng như một vài lưu ý mà doanh nghiệp cần quan tâm nhằm giúp quá trình vay được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Việc sử dụng hình thức vay vốn ngân hàng mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn mới một cách chủ động, giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt các xu hướng sản xuất và kinh doanh. Điều này giúp tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành trên thị trường.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.
Để có thể sử dụng đúng hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp cũng như giúp cho quá trình sử dụng thành công hình thức vay đó, doanh nghiệp cần tham khảo một số bí quyết quan trọng như sau:
@ 2016 VietBank. All rights reserved.
Vay vốn dường như đã không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp. Có thể nói, nhờ những hình thức cho vay vốn từ ngân hàng mà doanh nghiệp có thể giải quyết những vấn đề như đầu tư, phát triển, mở rộng kinh doanh hay mua sắm các trang thiết bị,... Sau đây, hãy cùng ACB tìm hiểu về những hình thức cho vay doanh nghiệp phổ biến hiện nay để xem mỗi loại có điểm gì đặc trưng nhé!
Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vay truyền thống được xem là hình thức hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn ngân hàng phổ biến nhất từ trước đến nay. Vay truyền thống gồm hai loại cơ bản, gồm: vay kinh doanh có kỳ hạn và vay thấu chi.
Hỗ trợ vay vốn kinh doanh có kỳ hạn là một phương thức vay ngân hàng chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian cụ thể, với lãi suất cố định hoặc thả nổi (biến động). Lãi suất thả nổi sẽ phụ thuộc vào quy định của ngân hàng tại thời điểm hai bên ký hợp đồng vay và thỏa thuận.
Vay kinh doanh có thời hạn là một trong những lựa chọn phổ biến nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có chỉ số tài chính mạnh trong một thời gian hoạt động kinh doanh dài và đặc biệt là tại thời điểm đi vay. Hình thức vay này đòi hỏi doanh nghiệp phải thanh toán một số tiền đáng kể để giảm thiểu tổng số tiền phải thanh toán cho ngân hàng cũng như tổng chi phí của vay.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng hình thức vay kinh doanh có kỳ hạn nhằm chi trả cho việc mua máy móc/ thiết bị phục vụ quá trình sản xuất/ kinh doanh với thời hạn dựa theo giá trị hữu dụng của từng loại tải sản. Có nhiều gói vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, và chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ khác nhau tùy theo từng ngân hàng.
Quy trình xác nhận khoản vay kinh doanh có kỳ hạn thường rất nghiêm ngặt và yêu cầu tài sản thế chấp để giảm thiểu rủi ro vỡ nợ. Ngày nay, một số tổ chức tín dụng và ngân hàng cung cấp các chương trình vay có thời hạn theo từng tháng để hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thời hạn của các khoản vay có kỳ hạn thường được chia thành 3 loại chính:
- Vay ngắn hạn: Dưới 1 năm, thường dành cho doanh nghiệp cần nguồn vốn ngắn hạn để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Vay trung hạn: Từ 1 đến 5 năm, thanh toán theo từng tháng/quý.
- Vay dài hạn: Trên 5 năm, đòi hỏi tài sản thế chấp và thanh toán hàng tháng/quý từ lợi nhuận và khấu hao thu được từ hoạt động kinh doanh.
Vay kinh doanh có kỳ hạn là một phương thức vay ngân hàng chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian cụ thể
Vay thấu chi là một trong những phương thức hỗ trợ vay vốn phổ biến đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập nhất hiện nay. Theo quy định, doanh nghiệp sẽ nhận được sự chấp thuận bằng văn bản từ tổ chức cấp tín dụng, cho phép chi tiêu vượt mức số dư thực tế trong tài khoản tiền gửi vào một khoảng thời gian ngắn nhất định (dưới 12 tháng). Lãi suất vay thấu chi thường cao, đạt mức gấp 1.5 lần so với những hình thức vay khác.
Hạn mức thấu chi được cấp cho doanh nghiệp thường phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Dựa trên dòng tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh được chuyển vào tài khoản thanh toán.
- Số dư tiền gửi được tính bằng tiền Việt Nam (VNĐ) hoặc ngoại tệ (tuỳ theo quy định của công ty cấp tín dụng).
- Để được vay thấu chi, doanh nghiệp phải thế chấp tài sản đảm bảo.
Điều kiện để đủ điều kiện nhận tín dụng vay thấu chi bao gồm:
- Doanh nghiệp phải có tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng vay.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp phải ổn định, rõ ràng và lành mạnh trong thời gian dài.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tài khoản của doanh nghiệp phải có các giao dịch phát sinh về tiền kinh doanh mỗi tháng.
Vay thấu chi là một trong những phương thức hỗ trợ vay vốn phổ biến đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tài trợ thương mại là một hình thức cho vay phổ biến đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với hình thức vay này, tổ chức cung cấp tín dụng đóng vai trò là bên trung gian thanh toán, hỗ trợ doanh nghiệp khi mua và nhập khẩu các loại tài sản như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải nhằm phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Tài trợ thương mại bao gồm nhiều sản phẩm tài chính đa dạng như tài trợ hóa đơn & bao thanh toán, tín dụng thư, tài trợ tài sản, chuỗi cung ứng tài chính, cho thuê tài chính,...
Một trong những yếu tố quan trọng khác doanh nghiệp cần chú ý khi xét duyệt nguồn vốn là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng thường kiểm tra tài sản hiện có để đánh giá xem doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ trong tương lai không.
Thông tin về dòng tiền và cam kết trả nợ của doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng khi ngân hàng xem xét hồ sơ vay. Doanh nghiệp có dòng tiền thu vào mạnh không chỉ tăng cường khả năng thu hồi vốn mà còn chứng minh khả năng quản lý chi phí phát sinh ngoài dự kiến.
Để hỗ trợ quá trình xét duyệt, doanh nghiệp cần thường xuyên lập báo cáo tài chính cho các kỳ kinh doanh từ khi thành lập. Những thông tin này cung cấp cơ sở để ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong tương lai.
Một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo quá trình vay thành công chính là một lịch sử tín dụng tốt của doanh nghiệp. Lịch sử tín dụng tốt đánh giá những lần vay trước doanh Hồ sơ tín dụng của doanh nghiệp hay cá nhân được lưu giữ tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC), do đó ngân hàng có thể dễ dàng truy xuất dữ liệu liên quan.
Báo cáo thông tin tín dụng thường bao gồm các chi tiết như:
- Lịch sử toàn bộ các giao dịch tín dụng của doanh nghiệp.
- Tình hình trả nợ của doanh nghiệp trong 12 tháng gần nhất.
Những thông tin này cung cấp cái nhìn toàn diện về tình trạng tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, giúp ngân hàng đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn vốn hay không.