Trợ Cấp Sinh Đẻ

Trợ Cấp Sinh Đẻ

Nhật Bản là một trong những nước có chế độ y tế và an sinh xã hội rất tốt. Tuy nhiên, việc mang bầu và sinh con không được tính là bệnh nên không thể sử dụng được bảo hiểm sức khỏe. Các chi phí chăm sóc trẻ sau sinh cũng là vấn đề lớn khi bố/ mẹ phải nghỉ là để chăm con. Để giúp người dân đỡ gánh nặng về khoản chi phí này, chính phủ Nhật đã đưa ra khá nhiều loại trợ cấp, các mẹ tham khảo để không bỏ lỡ quyền lợi nào nhé.

Nhật Bản là một trong những nước có chế độ y tế và an sinh xã hội rất tốt. Tuy nhiên, việc mang bầu và sinh con không được tính là bệnh nên không thể sử dụng được bảo hiểm sức khỏe. Các chi phí chăm sóc trẻ sau sinh cũng là vấn đề lớn khi bố/ mẹ phải nghỉ là để chăm con. Để giúp người dân đỡ gánh nặng về khoản chi phí này, chính phủ Nhật đã đưa ra khá nhiều loại trợ cấp, các mẹ tham khảo để không bỏ lỡ quyền lợi nào nhé.

Tuổi sinh đẻ lý tưởng là bao nhiêu?

Thực tế là ở một số độ tuổi có khả năng sinh con tốt hơn những độ tuổi khác. Một cô gái bắt đầu dậy thì với từ 300.000 đến 500.000 trứng. Con số này giảm dần xuống khoảng 25.000 ở độ tuổi 37 và tiếp tục giảm xuống 1.000 hoặc ít hơn vào năm 51 tuổi ở mỗi hầu hết phụ nữ. Hay nói cách khác là tỷ lệ sinh sản của phụ nữ có xu hướng giảm theo số lượng trứng trung bình của một phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào.

Ngay sau khi một cô gái bước vào tuổi dậy thì và bắt đầu giải phóng những quả trứng của mình và có kinh nguyệt, cô ấy có thể mang thai, đó là độ tuổi từ 10 đến 14, theo Viện Y tế Quốc gia (NIH). Khả năng sinh sản của phụ nữ bắt đầu giảm ở tuổi 32 và giảm nhanh hơn sau 37 tuổi. Về cơ bản, cơ thể đạt được trạng thái tốt nhất khi bạn còn là một thiếu niên. Tuy nhiên, trong khi cơ thể của một đứa trẻ 15 tuổi hoàn toàn có thể sẵn sàng về mặt thể chất để bắt đầu có em bé, thì phần còn lại như tình cảm, tài chính và sức khỏe thì không cho phép.

Độ tuổi sinh đẻ có thể bắt đầu từ ngay sau khi có kinh nguyệt

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khi mang thai và sinh con, phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó, quan trọng nhất là những vấn đề về sức khỏe, tình cảm và tài chính cho các bà mẹ tuổi teen và con cái của họ. Vì vậy, về mặt sinh học mà nói, độ tuổi tốt nhất để phụ nữ mang thai là ở độ tuổi đôi mươi. Đến lúc đó, cơ thể của cô ấy đã đủ trưởng thành để thực sự mang thai và cô ấy đã có một nền tảng vững chắc trước khi khả năng sinh sản của cô ấy bắt đầu giảm (bắt đầu ở tuổi 32 và giảm nhanh hơn sau 37 tuổi, tính theo ACOG).

Vậy, điều gì xảy ra nếu bạn bỏ lỡ độ tuổi lý tưởng để sinh đẻ? Một người có thể không dự đoán được chính xác thời điểm thích hợp để họ sinh con. Một số cá nhân có thể sẵn sàng về mặt sinh học để có con ở độ tuổi 20 mặc dù tài chính hay tình cảm chưa được hoàn hảo. Điều này không có nghĩa là họ đã bỏ lỡ cơ hội có con. Mỗi người phải xem xét tất cả các yếu tố trước khi đưa ra quyết định phù hợp với họ. Tuy nhiên, phụ nữ phải lưu ý rằng, họ không thể sinh con sau khi mãn kinh. Tuổi mãn kinh trung bình là 51 và hầu hết mọi người sẽ trải qua sự sụt giảm đáng kể về hormone trong những năm dẫn đến mãn kinh. Mặc dù không có độ tuổi cụ thể mà nam giới không thể thụ thai được nữa nhưng tinh trùng của họ sẽ thay đổi và giảm số lượng khi họ già đi. Mặc dù nhiều nam giới vẫn có thể thụ thai ở độ tuổi 60 trở lên nhưng tinh trùng của họ có thể không khỏe mạnh về mặt di truyền.

Thực tế là khả năng mang thai và sinh con của phụ nữ giảm dần theo thời gian. Khi đến tuổi 40, cứ 10 phụ nữ thì chỉ có 1/10 phụ nữ mang thai mỗi chu kỳ. Đối với phụ nữ trải qua công nghệ sinh sản nhân tạo (ART), tỷ lệ sinh con sống thành công theo xu hướng giảm tương tự theo độ tuổi, theo dữ liệu năm 2015 do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thu thập.

Một nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Human Reproduction cho thấy, phụ nữ ở độ tuổi cuối 30 có khả năng mang thai trong những ngày dễ thụ thai nhất của họ thấp hơn khoảng 50% so với phụ nữ ở độ tuổi đôi mươi - độ tuổi được coi là độ tuổi sinh đẻ lý tưởng của phụ nữ. Nếu bạn thụ thai ở độ tuổi ba mươi, nó có thể đi kèm với nhiều rủi ro hơn: Nguy cơ thai chết lưu cao hơn đối với phụ nữ trên 35 tuổi, theo ACOG; cũng như nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down. Cũng có nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp nguy hiểm) và tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ lớn tuổi, theo ACOG.

Sinh con có thể thay đổi cuộc đời của một người và nhiều người không bao giờ cảm thấy họ được chuẩn bị đầy đủ cho điều đó. Trong khi khả năng sinh sản giảm dần theo tuổi tác, về mặt sinh học, hầu hết phụ nữ khỏe mạnh có thể sinh con cho đến khi mãn kinh và hầu hết nam giới khỏe mạnh vẫn có khả năng sinh sản ở độ tuổi 60 và 70. Khi con người già đi, một số rủi ro liên quan đến việc mang thai và sinh nở sẽ tăng lên. Không có thời điểm thích hợp nào để sinh con phù hợp với tất cả mọi người. Thay vào đó, mọi người phải cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích, sau đó đưa ra quyết định phù hợp với giá trị và mục tiêu của họ cho tương lai.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: medicalnewstoday.com, healthline.com, womenshealthmag.com

Sau khi đi du học, mình quyết định ở lại Nhật và vào làm tại một công ty sản xuất máy móc công nghiệp. Hiện mình đã sống tại đây được 13 năm. Trong thời gian đó, mình kết hôn và sinh được hai bé, một bé đang học mẫu giáo lớn và một bé mới được hơn một tuổi. Do dịch dã mẹ mình không thể bay từ Việt Nam sang để giúp trông cháu, vì vậy mình cố gắng tận dụng hệ thống hỗ trợ của chính phủ Nhật, đồng thời hai vợ chồng cố gắng hỗ trợ lẫn nhau trong việc nuôi dạy con cái. Điều khiến mình ngạc nhiên nhất khi nuôi con ở Nhật Bản là mức độ hoàn hảo của hỗ trợ nhà nước đối với việc sinh và chăm sóc trẻ nhỏ. Thông qua kinh nghiệm của bản thân, mình muốn giới thiệu cho các bạn về các hệ thống này bao gồm các khoản trợ cấp và rất nhiều dịch vụ khác nhau mà mình đã được nhận, chẳng hạn như trợ cấp và phụ cấp khi mang thai và sinh con, trợ cấp chi phí y tế cho trẻ, các dịch vụ tư vấn của nhân viên y tế và các hội giao lưu của các mẹ bỉm tại địa phương. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé. (Bài viết được viết vào năm 2022. Sau đó, thông tin về các chế độ đã được cập nhật.) 〈Nội dung bài viết〉 1. Nếu bạn mang thai, hãy đến uỷ ban nơi mình sống! 2. Trợ cấp và phụ cấp khi sinh và chăm sóc con 3. Thẻ bảo hiểm và thẻ y tế của em bé 4. Sử dụng thẻ giảm giá dịch vụ chăm sóc ngực 5. Trung tâm giao lưu nuôi dạy trẻ và Nhà văn hoá 6. Sử dụng đồ cũ và các trang web quyên góp đồ 7. Lời kết 1. Nếu bạn mang thai, hãy đến uỷ ban nơi mình sống! Nếu bạn mang thai, hãy đến ngay uỷ ban để nhận sổ tay Mẹ và bé Do mình làm việc tại công ty Nhật nên luật quy định mình nghỉ thai sản đúng một tháng trước ngày dự sinh. Thực lòng mình băn khoăn nhiều lắm và cuối cùng quyết định không về Việt Nam mà sinh con ở Nhật, vì bay ở tuần thai thứ 36 thì mạo hiểm quá mà nhiều thứ phải chuẩn bị cập rập không nên. Quyết định đó với mình có phần bất ngờ vì mình luôn tưởng tượng sẽ sinh con bên bố mẹ gia đình cơ. Nhưng vì rất thích và tin ở con người và xã hội Nhật, mình lạc quan rằng chắc chắn tuy vất vả nhưng mình sẽ vẫn có thể tận hưởng trọn niềm vui khi sinh con và nuôi dạy con cái ở đây. Hãy nhận sổ tay Mẹ và bé và Phiếu khám thai! Khi khám biết mình có thai, điều số một mình làm là đến uỷ ban quận để lấy “Sổ tay Mẹ và bé” và “Phiếu khám thai”. Khi đó, mình đang sống ở Tokyo, vì vậy mình đã đến uỷ ban quận, nhưng nếu bạn ở một thành phố không có quận thì thay vào đó sẽ là uỷ ban huyện, phường, thôn. Bạn cũng có thể đến các trung tâm bảo hiểm ở gần nơi cư trú nhé. Sổ tay Mẹ và bé ・ Tên chính thức là "Sổ tay sức khỏe mẹ và bé" ・ Sổ ghi tình trạng mang thai, sinh nở và tình trạng sức khoẻ của em bé ・ Đây cũng là một trong những giấy tờ chứng minh mối quan hệ của mẹ và con Phiếu khám thai ・ Tên chính thức là "Phiếu khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai" ・ Bảo hiểm y tế không sử dụng được để khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phiếu khám thai được cấp cùng lúc với Sổ tay sức khỏe mẹ và bé, thì bạn sẽ được hỗ trợ một phần chi phí khám thai bao gồm 14 lần, đều sẽ được thanh toán bằng chi phí của nhà nước. Phiếu khám thai giống như một phiếu giảm giá mà bạn sử dụng mỗi khi đi khám thai (khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai) từ lúc mang thai cho đến khi sinh nở. Mức trợ cấp khác nhau tùy thuộc theo từng khu vực, nhưng trong trường hợp của mình, chi phí y tế cho mỗi lần khám thường dao động từ 20.000 đến 30.000 yên và khoản mình phải chi trả sau trợ cấp chỉ là 5.000 đến 8.000 yên. Mình đã đi khám thai hơn 10 lần. Như vậy là nhờ có phiếu khám mà tổng số tiền phải chi trả được giảm đi rất nhiều. Nhân viên chăm sóc trẻ của uỷ ban quận Chính phủ Nhật Bản thực hiện các công tác hỗ trợ trước và sau sinh bằng cách cung cấp các công tác tư vấn và hỗ trợ giao lưu. Sau khi nhận sổ tay Mẹ và bé tại uỷ ban quận, mình đã được giải thích cụ thể về các hỗ trợ đa dạng và các số liên hệ từ uỷ ban quận. Trong số đó, mình đặc biệt thường xuyên tận dụng sự hỗ trợ tư vấn của chuyên viên y tế về tư vấn chăm sóc trẻ. Nếu mình có thể nhờ được ông bà từ Việt Nam sang trông cháu thì có thể mọi việc đã khác, nhưng mình không được vậy nên việc nuôi con hầu hết chỉ có mỗi hai vợ chồng mình tự lực cánh sinh. Thế nên khi nhận được sổ tay Mẹ và bé tại uỷ ban quận, mình đã đăng ký nhờ hỗ trợ tư vấn của chuyên viên tư vấn chăm sóc trẻ và mình thường xuyên sử dụng sự hỗ trợ này. Quy trình mình nhận tư vấn như sau. ・Gọi điện đến uỷ ban quận sau đó mình được giới thiệu nhân viên y tế phụ trách vùng mình sống. ・Gọi cho nhân viên phụ trách để giải trình về hoàn cảnh của bản thân và đặt lịch hẹn gặp. ・Nhân viên chăm sóc trẻ đến tận nhà để tư vấn và hướng dẫn. Họ cũng sẽ chỉ cho bạn biết về các dịch vụ công có thể sử dụng. Khi sinh bé đầu, mình bắt đầu biết và sử dụng hỗ trợ tư vấn muộn nên không lập ra được kế hoạch sử dụng các dịch vụ sau sinh đầy đủ. Nhưng với bé thứ hai, mình đã rút kinh nghiệm và liên lạc sớm. Điều này giúp mình nhận được hỗ trợ cùng lập nên kế hoạch sử dụng dịch vụ sau sinh một cách tương đối rõ ràng và hiệu quả. Ngay cả sau khi sinh con, mình vẫn luôn liên lạc đều với cô chuyên viên để nhận lời tư vấn của cô mỗi khi có gì băn khoăn trăn trở. Cô luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích chính xác theo từng giai đoạn phát triển của bé. Điều này đã giúp mình giảm thiểu lo lắng nhiều và luôn yên tâm nuôi bé ngoan khỏe. 2. Trợ cấp và phụ cấp khi sinh và chăm sóc con “Trợ cấp một lần khi sinh con” có thể chi trả chi phí đi sinh Cuối cùng sau 9 tháng mười ngày thì đã đến lúc em bé chào đời rồi. Cả hai bé mình đều sinh thường nên chi phí rơi vào khoảng 600.000 yên bao gồm cả chi phí nằm viện cho mỗi lần sinh. Đây chỉ là chi phí ở mức rất trung bình, nhưng thực sự khá lớn đối với mình nếu phải tự chi trả toàn bộ, vì vậy mình đã xác nhận với công ty và được biết về một chế độ gọi là “Trợ cấp một lần khi sinh con”. Ngay sau khi sinh, mình đã nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm y tế ở chỗ làm và được chi trả 420.000 yên. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con đã được bên bảo hiểm trả trực tiếp cho bệnh viện, nên mình chỉ phải trả cho bệnh viện khoảng 180.000 yên tiền chênh lệch viện phí 600.000 yên. (Khi đó mình đã nhận được 420.000 yên nhưng từ tháng 4/2023 thì khoản trợ cấp đã tăng lên thành 500.000 yên.) Tiền trợ cấp nghỉ sinh con và Tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con Theo chỉ đạo của công ty, mình đã làm đơn xin hưởng “tiền trợ cấp nghỉ sinh con” đồng thời với trợ cấp một lần khi sinh con. Khoản tiền này nhằm bù đắp phần lương bị giảm trong thời gian “nghỉ thai sản” và được chi trả từ bảo hiểm y tế. Ngoài ra, sau khi nghỉ thai sản (tối đa 8 tuần sau khi sinh con), bạn có thể nghỉ “nghỉ chăm sóc con”, nhưng vẫn được nhận khoản “tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con” từ bảo hiểm tuyển dụng như một khoản bù đắp cho tiền lương của bạn trong thời gian đó. Số tiền được chi trả là 67% tiền lương cho 180 ngày nghỉ phép đầu tiên và sau đó là 50%. Mình hiện đang trong thời gian nghỉ chăm con cho bé thứ hai, vì vậy khoản tiền trợ cấp này giúp ích rất nhiều cho ngân sách gia đình mình. Phụ cấp cho trẻ em Còn có một khoản trợ cấp của nhà nước được gọi là “Phụ cấp cho trẻ em” được chi trả cho các gia đình đang nuôi dạy trẻ cho đến khi trẻ tốt nghiệp trung học cơ sở. Nếu trẻ dưới 3 tuổi, số tiền nhận hàng tháng là 15.000 yên, sau đó theo nguyên tắc là 10.000 yên, bạn có thể nộp đơn tại uỷ ban thành phố. Khi đi nhớ mang theo sổ tay Mẹ và bé, sổ ngân hàng và con dấu, v.v. theo chỉ thị của quận nhé. Ngoài ra, tùy thuộc vào nơi làm việc, cũng có trường hợp nhận được “trợ cấp nuôi dạy trẻ” nên bạn hãy xác nhận kĩ với công ty nơi bạn làm nhé. 3. Thẻ bảo hiểm và thẻ y tế của em bé Thẻ chứng nhận trẻ sơ sinh được hưởng trợ cấp y tế Sau khi sinh quên gì chứ đừng quên đăng ký thẻ bảo hiểm và thẻ y tế nhé! Bởi bạn chỉ có thể nhận được hỗ trợ chi phí y tế cho con mình khi có hai thẻ này. ・ Thẻ bảo hiểm y tế: Đăng ký tại cơ quan bảo hiểm y tế ở nơi làm việc của bạn vậy nên bạn cần liên lạc với công ty. Đối với bảo hiểm y tế quốc dân thì bạn có thể đăng ký ở uỷ ban quận. ・ Thẻ y tế: Tên chính thức là “Thẻ chứng nhận trẻ sơ sinh được hưởng trợ cấp y tế”. Hãy đăng ký tại ủy ban quận nhé. Sau khi mình sinh em bé ra rồi thì cả gia đình xoay quanh em bé với việc ăn việc ngủ là đã hết ngày. Nhất là khi mình sinh bé thứ hai, mình bận bịu quá nên đã mắc một sai lầm nghiêm trọng là hoàn toàn quên mất việc xin “thẻ bảo hiểm” và “thẻ y tế” cho bé nhỏ. Để mình kể bạn nghe kĩ thêm nhé. Như bạn cũng đã biết, ở Nhật nếu không có thẻ bảo hiểm và thẻ y tế, bạn sẽ phải chịu mọi chi phí khám chữa bệnh khi con ốm. Trớ trêu đó là khi bé thứ hai của mình chưa được bốn tuần tuổi thì cu cậu bị lây ốm từ anh lớn đi nhà trẻ và nửa đêm sốt cao người nóng rừng rực ho khan sù sụ. Mình đã nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất và xin khám bệnh ngoại trú khẩn cấp. Không có thẻ bảo hiểm hay thẻ y tế gì hết lại phải xét nghiệm vi rút RS (vi rút hợp bào hô hấp) nên chi phí khám bệnh cho ngày hôm đó mình phải trả là khoảng hơn 30.000 yên. Sau đó, thêm 3 lần đi khám nữa nên tổng cộng lại tốn thêm khoảng 40.000 yên. Đáng nhẽ miễn phí mà vì sơ sót lại phải trả tiền. Đúng là sai một li đi một dặm! Về sau, sau khi được cấp thẻ bảo hiểm và thẻ y tế của bé út, mình đã gửi hoá đơn yêu cầu thanh toán cho cơ quan bảo hiểm y tế và uỷ ban quận để được hoàn trả lại phần lớn chi phí khám chữa bệnh nhưng thủ tục mất rất nhiều thời gian và công sức. Vậy nên bạn đừng dại mắc lỗi sai cơ bản như mình nhé. ※ Tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết về các hỗ trợ của nhà nước khi sinh con và chăm sóc trẻ em. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ★ Thông tin cơ bản = Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc trẻ em (tóm tắt)|KOKORO 4. Sử dụng thẻ giảm giá dịch vụ chăm sóc ngực Ở quận Arakawa, Tokyo, nơi mình từng sống trước đây, đã hỗ trợ chăm sóc trẻ sau sinh rất đáng kể, bao gồm chăm sóc sức khỏe của trẻ và các mẹ sau khi sinh con, bao gồm cả hướng dẫn cách cho con bú và tắm rửa hay cho cách nấu đồ ăn dặm, cách chăm sóc răng cho bé nữa. Trong số đó, mình hay dùng nhất là phiếu giảm giá dịch vụ chăm sóc ngực. Trước khi sinh, mình đã được một cô y tá ở uỷ ban quận chỉ cho. Nhiều bà mẹ cho con bú bị đau do viêm tuyến sữa. Từ sau sinh khoảng 3 tháng, mình hay bị và đau như cắt mỗi lần cho con bú nên phải nhờ sự trợ giúp mát xa ngực của nữ hộ sinh. Giá mỗi lần là 5.000 yên, nhưng bằng phiếu giảm giá nhận được ở uỷ ban quận, mình chỉ phải trả 1.000 yên. Mình đã sử dụng dịch vụ này tổng cộng 4 lần. Cô nữ hộ sinh đến trực tiếp nhà mình nên mình không phải mất thời gian đến bệnh viện hay chờ khám mệt mỏi. Vừa được hướng dẫn cách cho con bú trong quá trình mát xa, cô cũng tận tâm lắng nghe những lo lắng của mình nên tâm lí mẹ bỉm xì trét được giải tỏa nhiều lắm. 5. Trung tâm giao lưu nuôi dạy trẻ và Nhà văn hoá Con trai đầu chơi tại Trung tâm giao lưu nuôi dạy trẻ ở quận Arakawa Tình nguyện viên hỗ trợ chăm sóc trẻ em Tại quận Arakawa, có các hoạt động tình nguyện hỗ trợ các gia đình có trẻ sơ sinh và người già. ・ “Dịch vụ hỗ trợ NicoNico” giúp làm việc nhà: 750 yên mỗi giờ ・ “Mạng lưới hỗ trợ Saponet35 (sau sinh)” chăm sóc em bé: 500 yên mỗi lần Mình thường sử dụng 2 dịch vụ này do một chuyên viên chăm sóc trẻ ở uỷ ban quận giới thiệu. Trung tâm giao lưu nuôi dạy trẻ và Nhà văn hoá Các con chơi ở Fureaikan (nhà văn hoá) của quận Arakawa Từ khi các con được khoảng 3 tháng tuổi, mình thường lui tới “Trung tâm giao lưu nuôi dạy trẻ” và nhà văn hoá ở địa phương. Những cơ sở này có rất nhiều đồ chơi, bạn có thể sử dụng miễn phí và đến chơi bất cứ khi nào bạn muốn. Hơn nữa tại các cơ sở này, bạn còn có thể nhờ giữ con trong thời gian ngắn, ngoài ra còn có các hoạt động mà bố mẹ và con có thể cùng tham gia. Nơi đây đã trở thành một địa điểm vui chơi thường xuyên cho mình và các con, đồng thời mình có thể giao lưu với các mẹ và em bé khác. Đây cũng là cơ hội quý để kết bạn với các mẹ bỉm sữa tại địa phương đấy. 6. Sử dụng đồ cũ và các trang web quyên góp đồ Món đồ chơi được nhận miễn phí (trái) và Đai địu em bé giá 1.000 yên mua ở Jimoty Những đồ dùng của bé tính ra cũng tương đối tốn kém nhất là khi bạn toàn mua đồ mới. Hồi sinh con trai đầu lòng mình không nghĩ tới và đã mua hầu hết mọi thứ đồ đều mới từ A đến Z. Nghĩ lại thì thấy rằng mình phung phí quá. Vậy nên khi có bé thứ hai, mình đã xem xét lại và triệt để sử dụng đồ cũ. Dưới đây là một số ví dụ. Các bạn cũng xem nhé. Vật dụng trẻ sơ sinh sử dụng trong thời gian ngắn ・ Ghế rung, xe tập đi, đồ chơi sơ sinh ・ Mình không mua mà mượn miễn phí tại "Trung tâm giao lưu nuôi dạy trẻ" của địa phương do một tổ chức NPO điều hành Vật dụng thường xuyên sử dụng ・ Đai địu em bé, xe đẩy, cũi, v.v. ・ Sử dụng trang web mua bán vật phẩm online "Jimoty" → Mình chỉ mất 1.000 yên cho đai địu em bé đã qua sử dụng có giá 10.000-20.000 yên ・ Đai địu em bé đã qua sử dụng cũng có bán tại Hội giao lưu nuôi dạy trẻ với giá vài trăm yên. Đồ chơi của trẻ ・ Nhận miễn phí tại Event trao đổi đồ cũ do nhà văn hoá tổ chức ・ Khi con lớn lên và không cần đồ chơi nữa thì mình quyên góp lại cho Event trao đổi đồ cũ nên không phải lo nhà bừa hay phải thanh lí đồ chơi cồng kềnh vất vả. Ngoài những cách thức trên, mình còn tận dụng nhóm Facebook "CHO TẶNG ĐỒ Ở NHẬT”, trong đó có nhiều người Việt Nam đang sinh sống trên toàn nước Nhật tham gia. Nguyên tắc của nhóm này là nghiêm cấm buôn bán, chỉ được chuyển nhượng tự do. Bạn có thể nhận được đồ cũ vẫn còn sử dụng tốt mà chỉ cần mất phí vận chuyển! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] CHO TẶNG ĐỒ Ở NHẬT 7. Lời kết Nhập gia thì tùy tục. Mình đã chọn sinh con và nuôi con ở Nhật Bản nên mình chỉ nghĩ đơn giản là phải hiểu đúng và kỹ về hệ thống hỗ trợ của Nhật để tận dụng triệt để, giúp mình chăm sóc bé tốt hơn. Không có ông bà ở bên, lo lắng nhiều cô đơn cũng nhiều nhưng nghĩ lại nhờ có sự tư vấn của các chuyên viên ở quận mà mình đã vững tâm suốt cả chặng đường dài. Nhân viên tại uỷ ban quận đều rất tốt và nhiệt tình nên có lo lắng gì là mình trao đổi ngay và luôn được giúp đỡ chu đáo. Ngoài việc gọi điện, thỉnh thoảng mình đến trực tiếp uỷ ban quận để gặp cô chuyên viên phụ trách. Trong một số trường hợp, khi đến gặp trực tiếp, bạn có thể nhận được thêm nhiều tài liệu hoặc thông tin mới nhất nên tuy mất công chút nhưng tương đối có lợi lắm. Trong bài viết này, mình đã chia sẻ cùng các bạn những kinh nghiệm của mình về sổ tay Mẹ và bé, phiếu khám thai, các khoản trợ cấp và phụ cấp như “trợ cấp một lần khi sinh con”, “tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con” và “trợ cấp cho trẻ em”, chi phí y tế cho trẻ sơ sinh và các cơ sở giao lưu như “Trung tâm giao lưu nuôi dạy trẻ”. Mình mong các bạn cũng giống mình hãy sử dụng hệ thống hỗ trợ cho phù hợp với hoàn cảnh và phong cách của mình nhé! Không biết thì không nói chứ biết rồi thì nên tận dụng không phí nhỉ. Mình không mong gì hơn là các mẹ bỉm Việt Nam mình nhờ những hỗ trợ này mà giảm nhẹ phần nào lo lắng vất vả để luôn trẻ trung vui tươi nuôi dạy con ngoan con khỏe các mẹ nhé. Luôn ủng hộ các mẹ từ trái tim! Tác giả Nguyễn Thuỳ Nhung Sinh năm 1986 tại Hà Nội. Năm 2004-2009: Khoa Đông phương học, Đại học Quốc gia Hà Nội (du học 1 năm tại Đại học Tokyo). Năm 2009-2011: Du học tại Khoa Du lịch, Đại học Rikkyo bằng học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản. Năm 2011: Làm việc tại công ty sản xuất máy móc công nghiệp của Nhật Bản. Kết hôn năm 2012, sinh con trai lớn năm 2016, sinh con trai thứ hai năm 2021. Vừa đi làm vừa chăm con.

Để chuẩn bị cho Hội đồng khen thưởng HSSV họp và thông qua danh sách HSSV được xét học bổng, khen thưởng năm học 2022, căn cứ vào đề xuất của Phòng Công tác sinh viên, Ban Giám Hiệu đề nghị các Khoa phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện theo các tiêu chí sau:

è Chuẩn B1 hoặc tương đương trở lên:

Vận động kêu gọi Doanh nghiệp tài trợ Học bổng cho HSSV.

Thực hiện công tác truyền thông thông tin trong và ngoài trường

Rà soát Quỹ học bổng báo cáo Ban Giám hiệu và cấp phát cho các em đã được duyệt.

Yêu cầu lãnh đạo các đơn vị liên quan phân CBNV phối hợp thực hiện./.

Xem chi tiết kế hoạch ban hành chính thức tại đây: KH. xét học bổng năm 2022.pdf