Hiện nay, các doanh nghiệp đều có thể dễ dàng tra cứu thông tin thuế của mình đối với Nhà nước. Trong bài viết dưới đây, Phần mềm kế toán EasyBooks hướng dẫn cách tra cứu nợ thuế doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể chủ động làm việc với cơ quan thuế.
Hiện nay, các doanh nghiệp đều có thể dễ dàng tra cứu thông tin thuế của mình đối với Nhà nước. Trong bài viết dưới đây, Phần mềm kế toán EasyBooks hướng dẫn cách tra cứu nợ thuế doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể chủ động làm việc với cơ quan thuế.
Để có thể tra cứu nợ thuế doanh nghiệp trên Thuế điện tử bạn cần làm theo đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào trang thông tin điện tử của Cơ quan thuế: https://thuedientu.gdt.gov.vn.
Chọn phần DOANH NGHIỆP ở phía phải màn hình, sau đó chọn phần Đăng nhập.
Bước 2: Bạn đăng nhập với thông tin thuế và mật khẩu của doanh nghiệp. Lưu ý Tên đăng nhập ở đây chính là mã số thuế của doanh nghiệp và bắt buộc thêm hậu tố -pl ở phía sau, còn mật khẩu là mật khẩu bạn được cấp để đăng nhập hệ thống.
Bước 3: bạn tiếp tục chọn Tra cứu rồi chọn Số thuế còn phải nộp.
Bước 4: Tiến đến chọn kỳ tính, loại thuế và nhấn tra cứu. Tại ô Kỳ tính thuế bạn chọn tháng và năm muốn tra cứu thuế. Nếu bạn muốn tra cứu hết tất cả các thuế của doanh nghiệp còn đang nợ thì tại ô Loại thuế, bạn hãy để mặc định là Tất cả. Tuy nhiên, danh sách thuế này khá dài. Để xem chi tiết từng loại, bạn hãy chọn mũi tên xổ xuống để chọn xem các loại thuế khác như:
Sau khi chọn xong một trong những loại thuế trên bạn nhấn Tra cứu để truy xuất dữ liệu. Kết quả trả về sẽ như hình dưới.
Lưu ý ở cột nội dung kinh tế, bạn nên nắm ý nghĩa của một số mã sau để tiện tra cứu hơn:
4931: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế GTGT (nếu có).
1052: Tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp.
4918: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế TNDN (nếu có).
2863: Tiền thuế Môn bài phải nộp.
4944: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế Môn bài (nếu có).
Một vài lưu ý quan trọng nên nắm khi tra cứu nợ thuế doanh nghiệp đó là để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, bạn cần nộp cả tiền thuế và tiền lãi phát sinh (nếu có). Nếu thông tin hiển thị Chưa khóa sổ đồng nghĩa chưa đến hạn nộp các loại báo cáo và thuế của kỳ đó. Do đó, số liệu chưa được cập nhật đầy đủ và chính xác nhất.
Bạn muốn tra cứu nợ thuế xem hiện công ty bạn hoặc đối tác có nợ đọng thuế xuất nhập khẩu, hay thuế VAT hay không?
Việc này cũng khá đơn giản thôi. Bạn chỉ cần có hai thông tin dưới đây:
Nếu bạn tra cứu cho công ty mình thì những thông tin này là có sẵn: mã số thuế công ty và Số Chứng minh thư của Sếp.
Nhưng trường hợp nếu bạn là công ty forwarder, muốn tra cứu nợ thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng, thì sẽ vướng thông tin thứ hai. Không phải lúc nào cũng có sẵn số CMND của lãnh đạo công ty khách hàng. Tất nhiên hỏi thì cũng được, nhưng nhiều khi không tiện lắm.
Vậy làm thế nào để tìm số Chứng minh thư của giám đốc doanh nghiệp?
Có cách, theo nguyên tắc "cái gì không biết lại tra Google (hoặc web khác)". Chỉ cần có mã số thuế, bạn vào tra cứu tại một trong các web sau:
Tôi đưa tên cả hai web trên, phòng khi một cái bị hỏng. Nhập mã số thuế rồi Enter, sẽ ra số Chứng minh nhân dân. Bạn cũng sẽ thấy nhiều thông tin khác của doanh nghiệp: ngày bắt đầu hoạt động, số lao động, địa chỉ nhận thông báo thuế …
Và khi đã có đủ thông tin mã số thuế & số CMND, bạn tra cứu nợ thuế trong một trong các trang sau:
Nhập thông tin Mã Doanh nghiệp và Số Chứng minh thư (CMT), cùng với dãy số kiểm tra theo hình có sẵn, rồi Enter. Kết quả sẽ ra những loại thuế nợ trong hạn, nợ quá hạn, hay nợ cưỡng chế (nếu có). Có đánh dấu màu sắc xanh, vàng, đỏ và chú thích đi kèm để bạn tiện tra cứu, như hình dưới đây.
Theo kết quả tra cứu, nếu thấy có nợ quá hạn (màu vàng, tím, đỏ), bạn nên báo cáo với lãnh đạo hoặc thông báo cho khách hàng (nếu bạn làm dịch vụ hải quan) giải quyết số nợ thuế. Nếu không giải quyết kịp thời nợ thuế quá hạn, rất có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc gây chậm trễ trong việc làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất nhập khẩu tiếp theo.
Trên đây tôi đã trình bày về một số vấn đề liên quan đến cách tra nợ thuế xuất nhập khẩu, cũng như cách tính và những loại thuế liên quan.
Chúc bạn gặp thuận lợi trong việc tra cứu, tính & nộp thuế, cũng như trong thủ tục hải quan.
Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!
Chuyển từ Tra cứu nợ thuế về Thủ tục hải quan
Cách tra cứu nợ thuế, cấm xuất cảnh
Theo Công văn 1695/TCT-QLN được Tổng cục thuế ban hành ngày 22/04/2016, một số doanh nghiệp khi bị cưỡng chế vần có thể được sử dụng hóa đơn lẻ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau:
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Tra Cứu Nợ Thuế Doanh Nghiệp“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC quy định các trường hợp bị cưỡng chế như sau:
Các trường hợp bị cưỡng chế nợ thuế:
Đối chiếu quy định trên, doanh nghiệp nợ tiền thuế quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thuộc trường hợp bị cưỡng chế thuế.