"Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á", Bounphachan nói với VnExpress sau buổi tập chiều 7/12. "Họ là thử thách lớn với chúng tôi ngày ra quân".
"Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á", Bounphachan nói với VnExpress sau buổi tập chiều 7/12. "Họ là thử thách lớn với chúng tôi ngày ra quân".
Hiện nay, công ty xuất khẩu than lớn nhất Việt Nam là Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Vinacomin là một tập đoàn lớn với nhiều đơn vị thành viên và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm sản xuất, khai thác, chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ than đá như than đá đốt, than cốc, than bột, than sinh học và các sản phẩm liên quan khác.
Vinacomin là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực khai thác than đá tại Việt Nam với một lượng trữ lượng lớn và chất lượng than đá tốt. Công ty cũng đã và đang xuất khẩu than đá sang nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Ngoài Vinacomin, còn có một số công ty khác như Công ty CP Than Khoáng sản Hạ Long, Công ty CP Than – Khoáng sản TKV, Công ty CP Than Đông Bắc, Công ty CP Than Quảng Ninh,… cũng đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu than đá ở Việt Nam.
Trong những năm qua, tình hình xuất khẩu than đá của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cũng như các yếu tố khác như sự cạnh tranh giữa các nước sản xuất than trên thị trường quốc tế.
Các thị trường xuất khẩu than chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Indonesia cũng là các thị trường tiềm năng mà Việt Nam đang tìm cách phát triển.
Theo tìm hiểu, xuất khẩu than mỗi năm của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam mỗi năm khoảng 2 triệu tấn. Lý do là than dành cho xuất khẩu có giá trị với chất lượng cao. Chủ yếu là các loại than cục, than cám, than chất lượng cao. Than chất lượng cao được sản xuất vùng với chủng loại than khác theo dây chuyền công nghệ hiện đại. Trong nước không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết, còn dư. Việc tiếp tục xuất khẩu than chất lượng theo tập đoàn này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, ổn định doanh thu và tăng nộp ngân sách.
Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng do nhu cầu nhập than trong nước ước tính khoảng 70 – 75% trong mỗi năm ở 5 năm tới. Khối lượng nhập khẩu cao hơn nhiều so với xuất khẩu nên cần phải có phương án hoạch định kỹ thuật, từng bước chuyển đổi mô hình tập đoàn từ sản xuất than sang sản xuất thương mại than.
Việt Nam đang gặp nhiều thách thức trong việc phát triển xuất khẩu than đá, bao gồm sự cạnh tranh từ các nước, các công ty xuất khẩu than khác như Indonesia và Australia, đồng thời cũng cần cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Ngoài ra, các vấn đề về môi trường và tác động đến sức khỏe của người dân khi khai thác và sử dụng than đá cũng đang là mối quan tâm của cả Việt Nam và các đối tác xuất khẩu.
Xem thêm:>>>> Dịch vụ bán hơi công nghiệp Mạnh Thành Công
Với những đóng góp tích cực và hiệu quả trên thế giới, Việt Nam được đánh giá cao là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế
Những quốc gia có ảnh hưởng lớn trên thế giới
Bảng xếp hạng những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới năm 2022 vừa được tạp chí US News & World Report có trụ sở tại Mỹ công bố dựa trên những đánh giá về ảnh hưởng chính trị, kinh tế và sức mạnh quân sự... Bảng xếp hạng này rút ra từ phản hồi của 17.000 người được hỏi ở 85 quốc gia và là một phần của nghiên cứu “các quốc gia tốt nhất” mà tạp chí của Mỹ thực hiện hàng năm.
Theo US News & World Report, bảng xếp hạng các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới dựa trên điểm trung bình được tính từ 5 yếu tố liên quan đến quyền lực của một quốc gia gồm: sự lãnh đạo, có ảnh hưởng kinh tế, có ảnh hưởng chính trị và sức mạnh liên minh quốc tế. “Các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cũng là những quốc gia luôn xuất hiện trên các bản tin thời sự, khiến các nhà hoạch định chính sách quan tâm và định hình các mô hình kinh tế toàn cầu. Chính sách đối ngoại và ngân sách quân sự của họ cũng được chú ý theo dõi. Khi họ đưa ra lời cam kết, ít nhất một số trong cộng đồng quốc tế tin rằng, họ sẽ giữ lời cam kết đó. Các quốc gia này thể hiện ảnh hưởng của mình trên sân khấu toàn cầu” - tạp chí US News & World Report cho biết thêm.
Trong bảng xếp hạng năm 2022, 5 quốc gia đứng đầu lần lượt là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đức và Anh. Trong đó, Mỹ với tổng GDP 23 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người 69.288 USD được đánh giá là “cường quốc kinh tế và quân sự nhất thế giới”. Dấu ấn văn hóa của cường quốc này lan rộng khắp thế giới mà phần lớn được dẫn dắt bởi văn hóa đại chúng trong âm nhạc, phim ảnh và truyền hình. Theo tạp chí US News & World Report, vai trò lãnh đạo mà Mỹ thường đảm nhận trong các tổ chức quốc tế hàng đầu thế giới như Liên hợp quốc hay Liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)… Tuy nhiên, nước Mỹ cũng tồn tại những bất ổn trong nước như các cuộc biểu tình đòi bình đẳng chủng tộc sau vụ sát hại người đàn ông da màu George Floyd. ×
Trung Quốc với tổng GDP 17,7 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người 19.338 USD được nhìn nhận là nơi có nền văn minh lâu đời nhất thế giới, đông dân nhất và lớn thứ hai thế giới tính theo diện tích đất và hiện có tầm ảnh hưởng rất lớn trên toàn cầu cũng như sở hữu vũ khí hạt nhân. Nền kinh tế quốc gia châu Á cũng được đánh giá là phát triển nhanh nhất thế giới kể từ khi cải cách mở cửa năm 1978.
Nga tuy có tổng GDP khá khiêm tốn so với các cường quốc hàng đầu thế giới khi chỉ đạt 1,78 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người 32.803 USD, song được đánh giá là có “quy mô khó tưởng tượng được” và là cường quốc có diện tích đất lớn nhất thế giới, biên giới đất liền với hơn 10 nước, biên giới biển với Nhật Bản và Mỹ. Nga cũng được nhìn nhận là nền kinh tế lớn trên thế giới với nhiều ngành công nghiệp hàng đầu bao gồm sản xuất dầu khí, nông lâm ngư nghiệp. Ngoài ra, 7 quốc gia còn lại trong Top 10 là Đức (GDP 4,22 nghìn tỷ USD), Anh (GDP 3,19 nghìn tỷ USD), Hàn Quốc (GDP 1,80 nghìn tỷ USD), Pháp (GDP 2,94 nghìn tỷ USD), Nhật (GDP 4,94 nghìn tỷ USD), Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE, GDP 359 tỷ USD) và Israel (GDP 482 tỷ USD).
Các quốc gia châu Á nằm trong top 30 là Arab Saudi (thứ 11), Ấn Độ (thứ 13), Iran (thứ 18), Qatar (thứ 23), Singapore (thứ 26) và Việt Nam (thứ 30). Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore (thứ 26 với GDP 397 tỷ USD) và hơn Indonesia (vị trí 32, GDP 1,119 tỷ USD), Thái Lan (thứ 36, GDP 506 tỷ USD).
Tiếng nói của Việt Nam được các quốc gia tôn trọng
Vị trí trong Top 30 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới đã khẳng định uy tín và vai trò ngày càng được nâng cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo tạp chí US News & World Report, Việt Nam được đánh giá cao ở sức mạnh quyền lực mềm với đà thăng hạng ngoạn mục, tầm ảnh hưởng trong khu vực cũng như trên thế giới sâu rộng và rõ nét hơn. Công cuộc Đổi mới đã giúp đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hiện đại, có sức cạnh tranh và phát triển nhanh chóng.
Có thể nói, việc Việt Nam được đánh giá cao về sức mạnh quốc gia cũng như vai trò, vị trí quan trọng ở khu vực cũng như thế giới là sự ghi nhận những nỗ lực trong phát triển cũng như đóng góp của chúng ta như là một thành viên trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam nỗ lực bền bỉ đóng vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải, sáng kiến, tích cực, có trách nhiệm” tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 190 trên tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện; quan hệ hợp tác, đối tác với nhiều tổ chức lớn, uy tín trên thế giới.
Chúng ta có quan hệ tốt đẹp với tất cả nước lớn, các Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đối tác chiến lược toàn diện), 13 đối tác toàn diện. Việt Nam đã phê chuẩn và triển khai có hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực.
Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng với tư cách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều…; đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở châu Phi.
Đặc biệt, Việt Nam 2 lần được bầu giữ chức Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, nhiệm kỳ 2020-2021 (nhiệm kỳ 2020-2021 đạt số phiếu gần như tuyệt đối 192/193 phiếu). Việt Nam đã tham gia chủ động, tích cực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thể hiện hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, đề cao luật pháp quốc tế, nỗ lực xây dựng đồng thuận, tìm kiếm giải pháp thoả đáng cho các tranh chấp, xung đột... Năm 2022, Việt Nam lần thứ hai được Đại hội đồng Liên hợp quốc tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.
Trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, tiếng nói, sáng kiến và cách thức giải quyết có lý, có tình trên tinh thần bình đẳng, hòa hiếu và nhân văn của nước ta đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhờ đó vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, là một trong những hình mẫu phát triển, hợp tác quốc tế. Hiện chúng ta đang đóng vai trò quan trọng trong các diễn đàn quốc tế và khu vực cũng như trong nền kinh tế khu vực, là một điểm sáng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao nhiều năm. Trong đó năm 2022, dù thế giới đối mặt với thách thức suy giảm và suy thoái, song Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng rất cao 8,02%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 732 tỷ USD.
Thế và lực của đất nước ta không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay; hay nhấn mạnh của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres: “Việt Nam và nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào vì tiếng nói của các bạn được tất cả các quốc gia tôn trọng”.
Ngày 8-12, Tiến sĩ Lại Thái Bình, Đại sứ Việt Nam tại Philippines đến thăm, động viên và chúc mừng đội tuyển bắn súng Việt Nam thi đấu Giải vô địch bắn súng Đông Nam Á 2024.
Giải vô địch bắn súng Đông Nam Á 2024 diễn ra từ ngày 5 đến 14-12, tại Philippines, thu hút hơn 150 vận động viên, huấn luyện viên của 7 quốc gia tranh tài. Đội tuyển bắn súng Việt Nam có 3 cán bộ đoàn, 2 huấn luyện viên và 10 xạ thủ tranh tài cả 2 nội dung là bắn đĩa bay trap và skeet.
Sau 4 ngày thi đấu, kết thúc nội dung bắn súng đĩa bay trap tại Giải vô địch bắn súng Đông Nam Á 2024, đội tuyển bắn súng Việt Nam xuất sắc giành 2 huy chương vàng, 1 huy chương đồng. Với thành tích này, đội tuyển bắn súng Việt Nam đang tạm xếp thứ 2 toàn đoàn trên tổng số 7 nước tham dự (Thái Lan tạm xếp thứ nhất).
Từ ngày 10 đến 14-12, giải sẽ diễn ra nội dung thi đấu bắn súng đĩa bay skeet. Ở nội dung này, đoàn Việt Nam có 4 vận động viên tham dự.
Ông Đỗ Trọng Hiền, Chánh Văn phòng Liên đoàn Bắn súng Việt Nam cho biết: “Trong thời gian tập luyện, thi đấu tại Giải vô địch bắn súng Đông Nam Á 2024, đội tuyển bắn súng Việt Nam nhận được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ nhiệt tình của Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines. Chính nhờ sự động viên to lớn về mặt tinh thần đã giúp các xạ thủ thi đấu đầy quyết tâm và đạt thành tích tốt trong những ngày qua”.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Thể thao xem các tin, bài liên quan.
Đội tuyển bắn súng Việt Nam nhận thưởng và được treo thưởng khủng trước khi tham dự Olympic Paris 2024.
Liên đoàn Bắn súng Việt Nam treo thưởng lớn tới các vận động viên đội tuyển bắn súng Việt Nam, trong đó huy chương vàng Olympic Paris 2024 nhận thưởng 500 triệu đồng.