Truyền thông và Media là lĩnh vực phát triển năng động, được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây. Công việc thay đổi mỗi ngày, phạm vi ứng dụng rộng lớn, tính linh hoạt và nhu cầu nhân lực cao tạo nên sức hấp dẫn không thể chối từ của ngành Truyền thông và Media.
Truyền thông và Media là lĩnh vực phát triển năng động, được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây. Công việc thay đổi mỗi ngày, phạm vi ứng dụng rộng lớn, tính linh hoạt và nhu cầu nhân lực cao tạo nên sức hấp dẫn không thể chối từ của ngành Truyền thông và Media.
Về cơ bản, chi phí du học ngành Truyền thông và Media bao gồm học phí và sinh hoạt phí. Chi phí du học ngành Truyền thông và Media ở mỗi nước sẽ khác nhau. Ước tính mức ngân sách một năm để du học ngành Truyền thông tại một số quốc gia phổ biến như sau:
Truyền thông là quá trình tương tác và trao đổi thông tin nhằm một mục đích nhất định. Hoạt động này ngày càng trở nên quan trọng hơn trong thời đại số, khi Internet và các mạng xã hội ngày càng phát triển. Bằng cấp về Truyền thông và Media cũng trở nên phổ biến hơn. Sinh viên tốt nghiệp có thể theo đuổi các lĩnh vực báo chí, truyền hình, phát thanh, xuất bản, quảng cáo, tiếp thị, điện ảnh… Đây cũng là nguồn nhân lực cần thiết với các doanh nghiệp, để tăng cường kết nối với khách hàng, xây dựng hình ảnh và thương hiệu, tăng hiệu quả hoạt động…
Các quốc gia có hoạt động Truyền thông phát triển sôi động và danh tiếng trong đào tạo lĩnh vực này tiêu biểu như:
Thuộc nhóm các quốc gia dẫn đầu về tính sáng tạo và tinh thần đổi mới, Hà Lan là nơi rất thích hợp để bạn học tập và làm việc trong ngành truyền thông. Sự cởi mở và thân thiện của văn hóa Hà Lan cũng giúp cho cuộc sống du học nơi đây thuận lợi hơn nhiều. Đại học Amsterdam nhiều năm giữ vị trí số 1 về đào tạo ngành Truyền thông (theo QS). Nếu thích học truyền thông theo hướng nghiên cứu, bạn có thể chọn chương trình của Đại học Erasmus Rotterdam, Đại học Groningen hay Đại học Utrecht. Nếu yêu thích truyền thông theo hướng ứng dụng, bạn có thể học tại Đại học KHUD HAN, Đại học KHUD Hanze, Đại học KHUD NHL Stenden, Đại học KHUD The Hague…
Với danh tiếng học thuật của những trường hàng đầu tại Singapore, bạn có thể làm việc trong các tập đoàn truyền thông khổng lồ thuộc nhiều ngành khác nhau như phát thanh truyền hình, báo chí, hành chính công và quảng cáo. Ưu điểm lớn khi chọn du học Singapore là đa dạng lộ trình học tập và chương trình liên kết đào tạo, giúp bạn nhập học thuận lợi và nhận bằng cấp từ các trường danh tiếng của nhiều nước khác. Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Đại học Quốc gia Singapore (NUS) là 2 đại diện của đảo quốc sư tử giữ vị trí rất cao trên các bảng xếp hạng học thuật thế giới. Bên cạnh đó, bạn có thể theo học các chương trình chất lượng cao về ngành Truyền thông tại Học viện Kaplan, Học viện SIM, Curtin Singapore, Học viện MDIS…
Với hơn 4.000 trường đại học trên khắp đất nước, Mỹ giữ vị trí hàng đầu về số lượng và chất lượng giáo dục đại học trên thế giới. Mỹ cũng là lựa chọn ưu tiên của sinh viên quốc tế trong nhiều lĩnh vực học tập, trong đó có Truyền thông.
Một số đại học Mỹ xếp hạng cao về đào tạo ngành truyền thông:
Bằng cấp từ các trường đại học Anh quốc được gia tăng giá trị nhờ danh tiếng và chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục nước này. Các kỳ thực tập trong chương trình là cơ hội để bạn thực hành và tích lũy kinh nghiệm trong ngành. Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp cũng là một yếu tố thu hút sinh viên quốc tế đến Anh học tập. Bạn có thể tham khảo chương trình học của một số trường như: Đại học Cardiff, Đại học Leeds, Đại học Newcastle, Đại học Loughborough, Đại học Westminster, Đại học Nottingham, Đại học Warwick, Đại học Glasgow, Đại học Lancaster, Đại học East Anglia, Đại học Queen’s Belfast…
Ngành Truyền thông Úc trị giá khoảng 3 tỷ USD năm 2021. Quốc gia này có những chính sách thu hút sinh viên quốc tế rất hấp dẫn khi chọn học tập ở một số khu vực nhất định. Với diện tích lớn và đa dạng sắc tộc, bạn có nhiều cơ hội trải nghiệm thiên nhiên phong phú và các màu sắc văn hóa đặc trưng. Bên cạnh những cái tên như Đại học Melbourne, Đại học Công nghệ Queensland, Đại học Sydney, bạn có thể đăng ký các khóa học chất lượng về Truyền thông tại Đại học Deakin, Đại học Edith Cowan…
Chất lượng giáo dục và chất lượng cuộc sống thu hút sinh viên quốc tế du học Canada. Quốc gia này đem đến môi trường học và thực hành thêm một ngôn ngữ nữa là tiếng Pháp. Cơ hội việc làm và định cư theo các nhóm ngành nghề và khu vực cụ thể. Một số đại học Canada đào tạo chất lượng ngành truyền thông như: Đại học Victoria, Đại học Toronto Metropolitan, Đại học Windsor, Đại học Capilano, Humber College, Douglas College, Langara College…
Theo thống kê nêu trên, có thể thấy chi phí du học ngành Truyền thông và Media dao động trong khoảng 370 triệu – 1,95 tỷ đồng/năm. Với khả năng tài chính đáp ứng mức chi phí tối đa, bạn có thể lựa chọn du học ở hầu hết quốc gia kể trên. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, bạn cần có sự cân nhắc, so sánh tương quan giữa chi phí du học với các cách thức giảm chi phí sao cho đảm bảo mức chi cuối cùng trong điều kiện ngân sách của bạn cho phép.
Các cách thức giảm chi phí du học đáng kể là học bổng và làm thêm. Tuy nhiên, việc làm thêm không được khuyến khích là phương án chính cho ngân sách du học của bạn. Bởi vì, sa đà vào việc làm thêm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của bạn, có thể dẫn đến việc bị tước giấy phép cư trú học tập tại quốc gia du học. Làm thêm nhiều cộng với việc không đảm bảo khả năng chi trả cho du học còn gây bất an, tác động xấu đến đời sống tinh thần.
Phương án khác để giảm chi phí du học là chọn quốc gia/trường có mức chi phí phù hợp hơn với bạn. Trong cùng một quốc gia, học phí của các trường có thể khác nhau. Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt tại các thành phố khác nhau có thể khác biệt đáng kể.
Ví dụ, với ngân sách 2 tỷ đồng cho toàn bộ khóa học, bạn có thể du học ngành Truyền thông ở nước nào?
Phương án 1: Chọn quốc gia phù hợp với ngân sách của bạn kể cả khi không tính đến các khoản có thể giảm trừ
Phương án 2: Đạt học bổng. Học bổng du học ngành Truyền thông tại các quốc gia kể trên có giá trị khác nhau, từ 20% – 100% học phí. Dựa trên mức học bổng mà sinh viên Việt Nam thường đạt được, bạn có thêm các lựa chọn sau:
Phương án 3: Chọn lộ trình du học phù hợp. Các trường đại học thế giới ngày càng mở rộng mạng lưới đối tác để liên kết đào tạo, đem đến nhiều cơ hội cho sinh viên quốc tế đạt được bằng cấp của trường ở một quốc gia khác với chi phí thấp hơn đáng kể. Chẳng hạn, bạn có thể nhận bằng Truyền thông của Đại học RMIT (Úc) khi chọn lộ trình du học tại Học viện SIM (Singapore).
Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc du học ngành bạn mong muốn ở đâu. Với 18 năm kinh nghiệm tư vấn du học các nước cùng mạng lưới đối tác hơn 500 trường uy tín tại hơn 16 quốc gia, Du học INEC nắm rõ bức tranh tổng quan về chọn ngành dựa trên chi phí, nhờ đó sẽ giúp các bạn có những lựa chọn phù hợp nhất.
Chi phí ở Mỹ có thể dao động tùy thuộc vào vị trí, phong cách sống và nhu cầu cá nhân. Dĩ nhiên là bạn nên có một kế hoạch tài chính cụ thể. Sau đây là phân tích chi tiết về các khoản chi phí chính mà bạn có thể phải trả khi ở Mỹ trong một tháng.
Chỗ ở là một trong những khoản chi lớn nhất khi bạn ở Mỹ. Dưới đây là mức giá trung bình cho một tháng:
*Airbnb, là một thị trường cộng đồng cho việc đặt và cho thuê phòng, căn hộ, có trụ sở tại Silicon Valley, California được thành lập trong năm 2008, tương tự như một hệ thống đặt hàng trực tuyến.
Theo thống kê từ USDA, một gia đình bốn người có thể chi tiêu từ $500 đến $1,200 mỗi tháng cho thực phẩm, tùy thuộc vào thói quen mua sắm và ăn uống. Sau đây là chi phí thực phẩm dành cho một người sống tại Mỹ:
Chi phí di chuyển bao gồm vé xe buýt, tàu điện ngầm, hoặc thuê xe:
Hệ thống y tế ở Mỹ có thể rất tốn kém nếu bạn không có bảo hiểm y tế. Chi phí bảo hiểm y tế trung bình cho một cá nhân là khoảng $400 – $500/tháng, và cho một gia đình là khoảng $1,200 – $1,500/tháng.
Như đã đề cập ở trên, chi phí sinh hoạt ở Mỹ có thể thay đổi đáng kể tùy theo khu vực. Dưới đây là bảng so sánh chi phí sinh hoạt trung bình cho một tháng ở một số thành phố lớn tại Mỹ:
Dưới đây là ước tính tổng chi phí cho một tháng ở Mỹ:
Tổng chi phí sinh hoạt mỗi tháng tại Mỹ có thể dao động tùy thuộc vào vị trí cụ thể và phong cách sống của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về chi phí và chuẩn bị tài chính hiệu quả cho kế hoạch định cư tại nước Mỹ.
Bạn có thể tham khảo thông tin tại:
Trang web Numbeo, trang cung cấp thông tin chi phí sinh hoạt cho nhiều thành phố trên thế giới, bao gồm cả Mỹ
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về chi phí sống tại Mỹ và có thể chuẩn bị tài chính một cách khoa học hơn cho hành trình định cư sắp tới. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hoặc hỗ trợ về việc định cư tại Mỹ.
1.500 AUD (25,5 triệu đồng) một tháng là chi phí tiêu chuẩn với du học sinh Australia, trong đó tiền thuê nhà là khoản chiếm nhiều nhất, theo đánh giá của các nhà tư vấn.
Nguyễn Thiệu Khang (Dave Nguyen) sang Australia năm 2014 cùng gia đình sau khi hoàn thành lớp 9 tại Việt Nam. Khang hiện học năm cuối ngành Công nghệ Thông tin, Đại học Charles Darwin University (CDU), thành phố Darwin.
Từng làm việc cho một công ty tư vấn du học, Khang đã hỗ trợ cho rất nhiều đồng hương trước các thắc mắc về việc du học ở Australia, đặc biệt là vấn đề chi phí sinh hoạt.
Theo nam sinh, để "sinh tồn" ở Australia, bạn cần chi trả những khoản phí như: Rent (tiền nhà), transportation (tiền đi lại), food (đồ ăn) và một số khoản cố định khác.
Khang cho hay năm đầu tiên còn lạ lẫm, chưa thông thuộc đường sá, du học sinh nên ở ký túc xá hoặc chung cư xây cho sinh viên thuê, trong đó có Unilodge. Do được chính phủ hỗ trợ, các khu nhà này thường ở những vị trí đắc địa, gần trường, siêu thị, khu mua sắm, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
Hiện Khang ở ghép cùng hai người khác trong căn nhà ba phòng ở thành phố Darwin. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Năm đầu, Khang còn được bố mẹ hỗ trợ nên thuê một căn studio khép kín khoảng 30 m2 gồm một phòng ngủ, bếp và nhà vệ sinh của Unilodge, giá 230 AUD một tuần (chưa gồm wifi). Ngoài phòng studio, chung cư có một số lựa chọn khác như căn hai phòng ngủ, một phòng vệ sinh với giá mỗi người 180 AUD một tuần; hay bốn phòng ngủ, hai vệ sinh và một bếp, 160-170 AUD một tuần.
Mức giá phòng ở Unilodge hay ký túc xá của trường cao hơn ở ngoài khá nhiều, tuy nhiên bạn hầu như không mất phí di chuyển. Nếu muốn thuê chỗ rộng và giá mềm hơn, bạn có thể tìm trong các nhóm sinh viên, trên chợ Facebook và ở ghép với giá từ 150 AUD một tuần. Bạn sẽ có phòng ngủ riêng, nhưng chia sẻ phòng tắm và phòng ăn.
Khi đã thông thạo môi trường sống, du học sinh có thể chuyển ra ngoài thuê nhà rộng hơn. "Khi đi thuê nhà, bạn phải nắm rõ hợp đồng, ngày, tháng, các khoản chi phí, tránh những căng thẳng không đáng có giữa các bạn cùng thuê hay với chủ", Khang nói, cho biết từng bị "tống" khỏi nhà khi còn một tuần nữa mới phải chuyển đi, do không có hợp đồng với người ở cùng.
Khang (trái) trượt tuyết trong chuyến đi chơi ở Canberra năm 2016. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo Khang, sinh viên ở Australia thường đi lại bằng phương tiện công cộng. Xe buýt hay tàu ở đây có chuyến liên tục và rất thuận tiện. Trung bình mỗi tuần, du học sinh mất 25-50 AUD phí di chuyển. Ở Sydney, mọi người dùng Opal Card, để quẹt trước khi sử dụng bất kỳ phương tiện công cộng nào, bao gồm xe buýt, tàu điện, tàu lửa và phà. Mỗi chuyến dao động từ 2,8 tới 4,87 AUD. Mỗi tuần Opal Card chỉ tính phí tối đa 50 AUD. Sau khi tiêu hết 50 AUD trong thẻ, mọi chuyến đi khác trong tuần sẽ miễn phí.
Sang năm thứ hai, Khang chuyển sang ở ghép cùng hai người khác với giá thuê rẻ hơn, 200 AUD một tuần, gồm điện, nước, wifi. Không còn bố mẹ trợ cấp, Khang bắt đầu tìm việc làm thêm để trang trải cuộc sống và học cách đi chợ, cân đối chi tiêu. Thích vào bếp, Khang mua đồ về nấu để giảm chi phí.
Du học sinh cho hay, một bữa ăn giá rẻ, no bụng tầm 15 AUD. Với những bạn quen đi chợ, mỗi bữa hết khoảng 5 AUD. Những thực phẩm như trứng, thịt, sữa, các loại đồ uống... trong siêu thị có giá rẻ hơn bên ngoài nhưng rau lại rất đắt. Do đó, Khang thường mua thịt, trứng, sữa... ở siêu thị và dành cuối tuần đi chợ người Việt hoặc châu Á mua rau cùng các loại gia vị.
Ngoài tiền nhà và tiền ăn, các hóa đơn khác sẽ bao gồm tiền điện 10-20 AUD một tuần và điện thoại. Gói sim rẻ nhất hiện tại của Vodafone là 40 AUD một tháng, gồm 40 GB, 4G tốc độ cao, gọi quốc tế 100 phút...
"Chi phí sống dự kiến 295 - 430 AUD một tuần, do đó, nếu đi làm đầy đủ với mức lương tối thiểu, bạn hoàn toàn có thể sống khá thoải mái ở Australia", Khang chia sẻ.
Đồng tình với cách tính toán của Khang, anh Hà Ngọc Anh, sáng lập và giám đốc điều hành Công ty Tư vấn Du học Student Life Care, nhận định, phí sinh hoạt trung bình của du học sinh ở Australia khoảng 1.500 AUD một tháng, gồm tiền nhà, ăn uống, đi lại và đi chơi.
"1.500 AUD là mức tiêu chuẩn, chưa thể gọi là xông xênh. Nhưng người nào muốn tiết kiệm hơn, sống tối giản hơn, có thể chỉ mất 1.000 AUD", anh Ngọc Anh nói.
Tuy vậy nếu tiết kiệm quá, du học sinh cũng sẽ bỏ lỡ cơ hội giao lưu, trải nghiệm cuộc sống trong thời gian học tập. Anh cho rằng thay vì tìm cách tiết kiệm, bạn nên xin việc làm thêm để vừa có thêm tiền, vừa tích lũy kinh nghiệm.
Căn nhà nơi Khang hiện sống tại thành phố Darwin, Australia. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo Fairwork, một tổ chức thuộc chính phủ Australia, sinh viên đi làm thêm được đảm bảo về lương tối thiếu và điều kiện làm việc như một công dân của nước này. Hiện tại mức lương tối thiểu ở Australia là 20.33 AUD một giờ và sinh viên được phép làm tối đa 40 tiếng mỗi hai tuần hoặc chia nhỏ ra 20 giờ một tuần. Nếu bạn làm đủ giờ, bạn sẽ nhận được tối thiểu 406 AUD mỗi tuần, tương đương 1.224 AUD mỗi tháng.
Ngoài ra, nếu có những kỹ năng đặc biệt, như có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, bạn có thể xin những công việc với mức lương cao hơn nhiều, ví dụ làm sales tại cửa hàng Nike với mức lương 27-28 AUD một giờ.
Khang từng học trung cấp piano Nhạc viện Hà Nội trước khi du học nên khi sang Australia, Khang dạy đàn và kiếm được 50 AUD một giờ. Nam sinh khuyên du học sinh nên tìm những việc làm thêm có hợp đồng để được pháp luật nước sở tại bảo vệ trước các tranh chấp.