Chiều 6/12, Ban CHQS huyện Nghi Xuân tổ chức tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2024, triển ...
Chiều 6/12, Ban CHQS huyện Nghi Xuân tổ chức tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2024, triển ...
Bản án xác định đầu năm 2021, tài chính của Tập đoàn Tân Hoàng Minh gặp nhiều khó khăn, nợ ngân hàng gần 20.000 tỉ đồng, chưa kể 8 gói trái phiếu mà công ty đã phát hành.
Để tháo gỡ khó khăn, ông Dũng chỉ đạo con trai mình tìm cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để huy động vốn.
Ba công ty con được Tân Hoàng Minh dùng để phát hành trái phiếu là Công ty bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP đầu tư dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Cung Điện Mùa Đông.
Do kết quả hoạt động của cả ba công ty không đủ điều kiện phát hành, chào bán trái phiếu nên Đỗ Hoàng Việt chỉ đạo thuộc cấp nghiên cứu chỉnh sửa báo cáo tài chính theo hướng không đúng với thực tế.
Từ đó, các báo cáo tài chính được "đánh bóng" tạo lãi "khống" để đủ điều kiện phát hành trái phiếu.
Để "tạo niềm tin cho người dân", ông Dũng chỉ đạo thuộc cấp sử dụng pháp nhân của ba công ty con ngụy tạo ra các hợp đồng kinh tế khống như mua bán cổ phần, hợp tác đầu tư.
Nhóm cũng liên hệ với một số công ty kiểm toán để "đánh bóng báo cáo tài chính" từ tình trạng làm ăn bết bát thua lỗ sang có lãi để đủ điều kiện phát hành trái phiếu.
Với những tài sản đảm bảo chưa đủ điều kiện pháp lý cũng được nhóm công ty thẩm định ban hành chứng thư thẩm định khi không kiểm tra...
Tân Hoàng Minh sau đó bán trái phiếu để huy động lấy tiền trả nợ, tiêu xài gần hết. Số dư trên tài khoản của Tân Hoàng Minh tại thời điểm cơ quan điều tra khởi tố vụ án chỉ là hơn 214 tỉ đồng.
Ông Dũng và các đồng phạm bị cơ quan truy tố cáo buộc thông qua phát hành trái phiếu đã chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng của 6.630 khách hàng.
Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Đỗ Anh Dũng (chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Con trai ông Dũng là Đỗ Hoàng Việt (phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh) bị tuyên phạt 36 tháng tù cùng tội danh trên.
13 bị cáo còn lại, gồm lãnh đạo, nhân viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh và 2 công ty kiểm toán bị tuyên phạt thấp nhất 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, cao nhất 30 tháng tù
Chủ tịch Tân Hoàng Minh lãnh 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hội đồng xét xử đánh giá hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, với số tiền đặc biệt lớn của rất nhiều người.
Trong vụ án này, bị cáo Đỗ Anh Dũng thông qua bị cáo Việt là cấp dưới và là con ruột của mình, đã chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hoạt động lừa đảo dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Từ đó nhằm huy động vốn lấy tiền, sử dụng tiền lấy được không đúng mục đích phát hành trái phiếu, chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng của 6.630 khách hàng.
"Bị cáo Dũng được xác định có vai trò cao nhất trong vụ án, vì vậy cần áp dụng hình phạt cao hơn các bị cáo khác", tòa nhận định.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án - Ảnh: ANH THÀNH
Về trách nhiệm dân sự, xét ý kiến của các bị hại về việc trả lãi, HĐXX thấy đây là vụ án hình sự, nên trách nhiệm bồi thường dân sự liên quan số tiền chiếm đoạn là không có căn cứ tính lãi như các bị hại yêu cầu.
Yêu cầu này chỉ được xem xét giải quyết sau khi bản án xác định trách nhiệm bồi thường của các bị cáo có hiệu lực pháp luật, các thiệt hại khác không liên quan số tiền chiếm đoạtcủa các bị cáo cũng không có cơ sở xem xét.
Ý kiến của bị cáo Dũng về việc đồng ý trả lãi các trái phiếu mua trước thời điểm bị khởi tố là sự tự nguyện của bị cáo, không thuộc phạm vi xử lý của vụ án này.
Toà cho rằng theo nguyên tắc bồi thường, cần yêu cầu các bị cáo liên đới bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại.
Nhưng trong vụ án này đã chứng minh được số tiền các bị hại đã nộp đầy đủ cho Tân Hoàng Minh. Thực tế việc sử dụng số tiền này là do ông Dũng quyết định, các bị cáo khác không được hưởng lợi gì, cũng không có vai trò gì trong việc quyết định sử dụng số tiền này.
Do vậy, để đảm bảo sự công bằng cho các bị cáo, cần buộc bị cáo Dũng bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 8.600 tỉ đồng cho 6.630 bị hại.
Với hơn 900 triệu đồng mà 13 bị cáo khác nộp, dù không có nghĩa vụ bồi thường nhưng được xét yếu tố giảm nhẹ, tòa quyết định sung công quỹ.
Với những cá nhân tổ chức khác, từ khi cơ quan điều tra công khai kết luận điều tra đến khi xét xử, nếu không có tên trong danh sách bị hại nhưng cũng không khai báo xuất trình, sau này nếu có yêu cầu, sẽ được giải quyết trong vụ án khác.
Sau thời gian dài được chăm sóc tại Bệnh viện 108, nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh từ trần tối nay, hưởng thọ 99 tuổi.
Tối 22/4, ông Lê Mạnh Hà (nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) cho VnExpress biết, cha ông - nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh - qua đời lúc 20h10 ngày 22/4 tại nhà ở số 5A, Hoàng Diệu, Hà Nội.
Nhiều tháng trước khi mất, do tuổi cao, sức khỏe Đại tướng Lê Đức Anh suy giảm. Ông được người thân đưa đến Bệnh viện Trung ương quân đội 108 để các bác sĩ tiện chăm sóc. Ông Lê Mạnh Hà hàng ngày ở bên cha.
"Khi còn công tác, mỗi sáng tôi đến chỗ làm, thì khi nghỉ hưu từ năm 2017, mỗi sáng tôi đến bệnh viện với ba. Đây có lẽ là thời gian tôi được ở cạnh ông nhiều nhất. Nhưng cũng thật đáng tiếc lúc ở cạnh ba nhiều nhất thì cũng là lúc ông không còn biết gì nhiều về xung quanh", ông Hà chia sẻ ký ức về người cha đi đánh trận khắp các chiến trường.
Theo Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương, lễ viếng, truy điệu và an táng nguyên Chủ tịch nước sẽ được thông báo sau.
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: CTV.
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh có bí danh Sáu Nam, sinh năm 1920, tại xã Lộc An (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế). Ông là một trong số ít người có sự nghiệp gắn liền với nhiều thời kỳ cách mạng, từ tiền khởi nghĩa đến cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng đất nước sau thống nhất.
Ông tham gia cách mạng năm 1937, vào Đảng Cộng sản Việt Nam một năm sau đó.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, ông giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn, Trung đoàn. Ba năm sau, ông là Tham mưu trưởng Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1951, ông là Tham mưu phó, quyền Tham mưu Trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ, rồi Cục phó Cục Tác chiến; Cục Trưởng Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam.
Kháng chiến chống Mỹ, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội. Từ tháng 8/1963, ông là Phó tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 2/1964 đến 1974, ông là Phó Tư lệnh, kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam; Tư lệnh Quân khu 9. Ông đảm nhiệm Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam từ 1974.
Tháng 6/1974, ông là một trong hai người (cùng Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên) được thăng quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng, làm Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư Lệnh cánh quân hướng Tây Nam đánh vào Sài Gòn.
Đất nước thống nhất, ông làm Tư lệnh Quân khu 9; Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, kiêm chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương của Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây Nam; được thăng quân hàm Thượng tướng năm 1980.
Năm 1981-1986, ông là Thứ trưởng Quốc phòng, kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia; được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 5 bầu vào Bộ Chính trị (năm 1982); được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984; giữ chức Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1986.
Đại tướng Lê Đức Anh giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ tháng 2/1987.
Năm 1988, ngay sau khi Trung Quốc gây ra vụ thảm sát Gạc Ma (tháng 3/1988), Đại tướng Lê Đức Anh có chuyến thị sát đảo Trường Sa. Tại đây, ông có bài phát biểu tôn vinh chiến công của hải quân Việt Nam và khẳng định chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Năm 1992, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước và là người đề xuất phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Từ năm 1997, ông là cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng đến khi nghỉ hưu năm 2001.
Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn quan tâm đến tình hình chính trị đất nước. Năm 2012, khi xảy ra vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng, TP Hải Phòng, ông cùng một số lão thành cách mạng đã lên tiếng phân tích đúng, sai từ phía người dân và chính quyền. "Nếu vụ việc này không được kịp thời xử lý nghiêm minh thì hậu quả sẽ thật khó lường. Bởi vì từ quan hệ nhà nước phục vụ dân mà với các quan chức suy thoái như thế, quan hệ phục vụ thành quan hệ đối kháng, điều đó gây mất niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng", nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh nói.
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh được khen thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Chiến thắng hạng nhất và nhiều huân chương của Liên Xô (cũ), Cu Ba, Campuchia, Lào. Ông là đại biểu Quốc hội khóa: VI, VII, VIII và IX; Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa IV đến VIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa: V, VI, VII và VIII.
Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết ông Dũng, 61 tuổi, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) tạm giam ngày 5/4.
Cùng với ông Dũng, cơ quan điều tra khởi tố 5 người gồm: Đỗ Hoàng Việt (con trai ông Dũng, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh), Nguyễn Mạnh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt), Trần Hồng Sơn (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil), Nguyễn Khoa Đức (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Cung điện Mùa Đông), Lê Văn Thịnh ( Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh), Phùng Thế Tính (nguyên Giám đốc Tài chính kế toán Tân Hoàng Minh) về cùng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị can Đỗ Anh Dũng (trái) và con trai Đỗ Hoàng Việt. Ảnh: Bộ Công an
Cơ quan điều tra đang xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư của các công ty thành viên thuộc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh.
Kết quả điều tra ban đầu cáo buộc từ tháng 7/2021 đến tháng 3, ông Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan để phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng
Việc này bị cho rằng có "mục đích huy động tiền của các nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu".
Bị can Trần Hồng Sơn (trái) và Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Bộ Công an
Ông Đỗ Anh Dũng hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Minh Việt.
Gần đây, Tân Hoàng Minh liên quan một số sự việc gây xôn xao dư luận. Ngày 10/12/2021, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt trúng thầu lô đất 3-12 ở Thủ Thiêm với giá 24.500 tỷ đồng, gấp 8,3 lần giá chào. Từ đây, đơn giá mỗi m2 lô đất này lên ngưỡng 2,43 tỷ đồng một m2, lập đỉnh tại thị trường Việt Nam.
Đến ngày 10/1, Chủ tịch Tân Hoàng Minh bất ngờ xin đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 2,45 tỷ đồng một m2 ở Thủ Thiêm.
Tối 5/4, cảnh sát cùng kiểm sát viên vào làm việc tại trụ sở Tân Hoàng Minh, phố Hạ Hồi, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Giang Huy
Ông Dũng thành lập Tân Hoàng Minh vào năm 1993 tại TP HCM và bắt đầu với hệ thống taxi V20. Thương hiệu này từng chiếm 20-25% thị phần vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội, TP HCM và Nha Trang.
Năm 1998, ông Dũng mở nhà máy sản xuất mây tre đan thủ công mỹ nghệ và đây được xem là một trong những nguồn thu chủ chốt khi đem lại lợi nhuận 3-5 triệu USD mỗi năm cho Tân Hoàng Minh trong thời kỳ đầu phát triển. Từ năm 2006 đến nay, Tân Hoàng Minh đầu tư vào các dự án căn hộ siêu sang tại những khu "đất vàng" đắc địa của Hà Nội.