Kỹ Thuật Xây Dựng Là Gì

Kỹ Thuật Xây Dựng Là Gì

Nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng, dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Kỹ thuật xây dựng cũng ngày càng lớn. Theo đó, các thí sinh khi tìm hiểu về ngành học này đều có chung những thắc mắc về định hướng nghề, điều kiện để theo học... “Ngành Kỹ thuật xây dựng là gì? Ra trường làm gì?” là thắc mắc tiêu biểu nhất, được nhiều bạn trẻ tìm kiếm trong mùa tuyển sinh năm nay. Mời bạn đọc thêm bài viết bên dưới của HUTECH để hiểu rõ hơn nhé!

Nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng, dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Kỹ thuật xây dựng cũng ngày càng lớn. Theo đó, các thí sinh khi tìm hiểu về ngành học này đều có chung những thắc mắc về định hướng nghề, điều kiện để theo học... “Ngành Kỹ thuật xây dựng là gì? Ra trường làm gì?” là thắc mắc tiêu biểu nhất, được nhiều bạn trẻ tìm kiếm trong mùa tuyển sinh năm nay. Mời bạn đọc thêm bài viết bên dưới của HUTECH để hiểu rõ hơn nhé!

Học ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) ra trường làm gì?

Để tiếp tục giải đáp cho thắc mắc Học ngành Kỹ thuật xây dựng là gì, ra trường làm gì? Ta cần cái nhìn tổng quát về thị trường lao động Việt Nam trong nhóm ngành Xây dựng như sau: Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, kiến trúc - xây dựng hiện là ngành thu hút nhiều nhân lực, chiếm 4% (khoảng 11.000 người/năm) tổng nhu cầu nhân lực mỗi năm của riêng TP.HCM. Đến cuối năm 2025, khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,... Do đó, cơ hội việc làm đối với ngành Kỹ thuật xây dựng không bao giờ thiếu. Hiện nay, công việc của một kỹ sư công trình xây dựng có thể chia thành ba nhóm sau: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. Cụ thể, ngoài công trường là những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở Xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây dựng,... Trong công xưởng là những vị trí như: kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng. Đối với công việc trong văn phòng, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.

Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng HUTECH trong giờ học thực hành cùng giảng viên

Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không bị bỡ ngỡ, tại những trường đại học đào tạo uy tín, chẳng hạn như Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), sinh viên còn được chú trọng đào tạo Tiếng Anh và tác phong công nghiệp (tính kỷ luật và trách nhiệm) bên cạnh các kỹ năng mềm cần thiết nhằm giúp sinh viên có thể tìm và đọc hiểu những tài liệu chuyên ngành cần thiết, cập nhật các kiến thức mới nhất,…   Như vậy, với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng)​ là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) đúng không, ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) xét tuyển những tổ hợp môn nào,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) và trở thành một kỹ sư xây dựng thành công trong tương lai.

TT. Marketing & Phát triển thương hiệu

Ngành Kỹ thuật xây dựng là gì? Ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?... Cùng trường Đại học Đại Nam tìm hiểu về ngành học “thời thượng” này nhé!

Ngành Kỹ thuật xây dựng là ngành chuyên đào tạo về lĩnh vực tư vấn thiết kế, tổ chức thi công, quản lý dự án, giám sát công tác thi công và nghiện thu các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại...

Hiểu ngành Kỹ thuật xây dựng là gì? Ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu? giúp các sĩ tử có lựa chọn đúng đắn về ngành học yêu thích.

Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Đại Nam được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, cơ học ứng dụng, các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. Đồng thời, sinh viên được rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…

Ngành Kỹ thuật xây dựng có nhu cầu nhân lực cao

Theo Báo cáo đánh giá về thực trạng chất lượng nhân lực ngành Xây dựng của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, thời gian tới, nhu cầu xây dựng của Việt Nam ngày càng tăng cao dẫn đến số lượng lao động của ngành Xây dựng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa.

Dự báo nhu cầu nhân lực của ngành này sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm. Số lượng lao động làm việc trong ngành Xây dựng dự tính vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12-13 triệu người.

Có thể thấy, theo đuổi ngành Kỹ thuật Xây dựng để phát triển tương lai là một lựa chọn hấp dẫn và tiềm năng cho các bạn trẻ.

Kỹ thuật xây dựng là một trong những ngành học có nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập cao.

Ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng có khả năng đảm nhận công việc với các vị trí như:

- Nhân viên kinh doanh lĩnh vực xây dựng

- Thiết kế, thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình

- Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục xây dựng

Kỹ sư ngành Kỹ thuật xây dựng có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, giám sát trực tiếp tạo công trình, kỹ sư quản lý xây dựng; công tác tại các trường đại học, cao đẳng...

Sinh viên mới ra trường có mức thu nhập từ 10 – 12 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và vị trí công việc đảm nhận.

Lợi thế khi học ngành Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Đại Nam

- Thời gian đào tạo ngắn: 04 năm (12 kỳ).

- Chương trình đào tạo hướng ứng dụng đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Sinh viên được thực hành ngay tại xưởng thực hành của Khoa, được thực hành tại các doanh nghiệp là đối tác của trường như TSQ, ACC,…

Công ty TSQ Việt Nam cam kết đồng hành và sẵn sàng “đỡ đầu” sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Đại Nam sau khi ra trường.

- Được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên nhiệt huyết, giỏi chuyên môn, là chuyên gia trong lĩnh vực Xây dựng.

- 100% sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng được kết nối và giới thiệu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp với mức thu nhập cao.

Doanh nghiệp đến tận trường phỏng vấn, tuyển dụng sinh viên trường Đại học Đại Nam thông qua chương trình “Ngày hội việc làm DNU”.

- Học tập trong môi trường động, hiện đại, minh bạch “học thật – thi thật”, cam kết không tăng học phí trong suốt quá trình đào tạo. Học phí ngành Kỹ thuật xây dựng hiện là 11 triệu đồng/kỳ.

Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng được học tập trong môi trường năng động, hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, Xanh – Sạch – Đẹp.

Giảng đường dốc được trang bị đầy đủ trang thiết bị học tập.

Phòng thực hành với dàn máy tính cấu hình cao.

- Đa dạng các hoạt động kết nối, gắn kết để sinh viên phát huy hết năng lực, sở trường; phát triển toàn diện Đức – Trí – Thể - Mỹ; nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng; rèn giũa thái độ và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

Tăng “level” kỹ năng cùng chương trình Đào tạo và Phát triển Kỹ năng mềm chỉ có tại trường Đại học Đại Nam.

Học tâp, rèn luyện kỷ luật và thái độ tích cực thông qua chương trình giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Sinh viên được tự chọn các môn thể thao yêu thích để học tập, rèn luyện, tạo thói quen tập luyện và khỏe đẹp suốt đời như: Võ tự vệ, Yoga, Dancing, Dance, Bóng đá…

03 phương thức xét tuyển ngành Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Đại Nam

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 50 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kỹ thuật xây dựng (mã ngành: 7580201) theo 3 phương thức xét tuyển.

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

04 tổ hợp xét tuyển ngành Kỹ thuật xây dựng