Việc xây dựng cầu bắc qua sông Hồng là nhu cầu cấp thiết để phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, sau ngày thống nhất, Hà Nội cũng như cả nước chìm trong khó khăn do bao vây cấm vận.
Việc xây dựng cầu bắc qua sông Hồng là nhu cầu cấp thiết để phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, sau ngày thống nhất, Hà Nội cũng như cả nước chìm trong khó khăn do bao vây cấm vận.
Như Tập đoàn Vingroup đã nhắc đến trong báo cáo, tập đoàn này có kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông như tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2 (từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở) nhanh, uy tín, chất lượng khi đã hoàn thành vượt tiến độ 3 tháng.
Thực vậy, dự án đường Vành đai 2 Hà Nội, đoạn từ chân cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, khởi công ngày 22/4/2018, chính thức được thông xe vào tháng 1/2023, về đích trước tiến độ ba tháng so với kế hoạch đề ra.
Dù dự án phải giải quyết khối lượng công việc rất lớn, đặc biệt công tác giải phóng mặt bằng đi qua hàng loạt tuyến phố lớn của Thủ đô nhưng dự án vẫn xuất sắc về đích trước tiến độ cho thấy sự nỗ lực lớn của chủ đầu tư và các nhà thầu.
Vành đai 2 trên cao ở Hà Nội biến đường "đau khổ" thành đường chạy 80 km/h. Ảnh: Trường Hùng
Nhiều năm qua, tuyến đường Vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở (trục nối các đường Minh Khai - Đại La - Trường Chinh) là tuyến đường huyết mạch của thủ đô, nhiều năm qua rơi vào tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông triền miên.
Việc đưa vào khai thác tuyến đường Vành đai 2 trên cao đã khắc phục được tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến, tạo sự thông suốt, thuận lợi cho người và phương tiện khi lưu thông trên tuyến, gia tăng phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ của nhân dân trong khu vực.
Đồng thời, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách về giao thông đô thị và hoàn thiện theo quy hoạch một trong những tuyến đường Vành đai nội đô quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông khung của thành phố.
Trước đó, Vingroup đã báo cáo Chính phủ về tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại xã Đông Hội và xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, với mục tiêu hoàn thành vào tháng 7/2025, nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).
Cùng với Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia, nếu Vingroup đưa cầu Tứ Liên đi vào hoạt động sớm sẽ góp phần đáp ứng lưu lượng lớn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự hội chợ, triển lãm, thúc đẩy giao thương kinh tế khu vực phía Bắc sông Hồng cũng như các vùng lân cận Thủ Đô.
Phối cảnh Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia. Ảnh: UBND TP HN
Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia nằm tại cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, chỉ mất 15 phút di chuyển đến sân bay quốc tế Nội Bài, 5 phút đến các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ qua cầu Tứ Liên trong quy hoạch, và kế cận tuyến Metro tương lai kết nối Đông Anh với các khu vực khác của Hà Nội.
Ngày 15/10, Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản đề xuất lên UBND TP Hà Nội, mong muốn tham gia đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), tuân thủ theo quy định của Luật Thủ đô.
Với kinh nghiệm triển khai các dự án hạ tầng giao thông như tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2 (từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở), Vingroup cam kết sẽ hoàn thành cầu Tứ Liên đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và trở thành một biểu tượng mới của Thủ đô.
Trước đó, vào cuối tháng 9, Sở GTVT Hà Nội cho biết thành phố đang tập trung nguồn lực cho dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, do đó chưa xác định được nguồn vốn để đầu tư vào dự án cầu Tứ Liên tại thời điểm này.
Như vậy, với đề xuất từ Vingroup về việc đầu tư theo hình thức BT, dự án cầu Tứ Liên có thể sẽ sớm được khởi công trong thời gian tới.
Thiết kế dự kiến của cầu Tứ Liên. Ảnh: UBND TP HN
Cầu Tứ Liên là công trình giao thông quan trọng thuộc Chương trình 03 - CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang và phát triển đô thị trong giai đoạn 2021 - 2025. Cầu nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ, với tổng chiều dài 11,5 km, bao gồm cầu chính và đường dẫn dài khoảng 5,5 km; phần đường nối đến cầu thuộc địa bàn huyện Đông Anh dài khoảng 6 km, với tổng mức đầu tư là 22.000 tỷ đồng.
Dự kiến, Sở GTVT và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội sẽ phụ trách xây dựng cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu, trong khi huyện Đông Anh sẽ chịu trách nhiệm đầu tư đoạn từ Quốc lộ 5 đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Đến tháng 9/2024, UBND TP Hà Nội đã giao lại dự án cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tư vấn phương án chuyển đổi sang hình thức đầu tư công.